Việt Nam có khả năng được nâng hạng lên thị trường mới nổi trong năm 2025?

Để đạt mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Chứng khoán về việc thành viên bù trừ được bù trừ, thanh toán cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán.

Ngày 22/8, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

Theo đó, có 07 luật trong quá trình thực hiện có phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, gồm: Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

Trong đó, để đạt mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính có đề xuất sửa đổi Điểm a Khoản 4 Điều 56 Luật Chứng khoán về việc thành viên bù trừ được bù trừ, thanh toán cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán (bao gồm chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở niêm yết/đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán).

Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ thực hiện bù trừ trên thị trường chứng khoán phái sinh vì nếu tham gia bù trừ trên cả thị trường cơ sở sẽ tạo nhiều rủi ro trong quan hệ giữa các ngân hàng và gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Dự thảo sửa đổi Luật chứng khoán có thể được trình Quốc hội vào tháng 10/2024. Đây được coi là những bước đi quan trọng để giải quyết một cách căn bản, dài hạn vấn đề ký quỹ trước giao dịch (pre-funding) trên cơ sở tổ chức và triển khai thành công hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP).

Có thể thấy đây là những bước đi mạnh mẽ về cơ chế chính sách giúp khả năng được nâng hạng lên thị trường mới nổi trở nên rõ ràng hơn trong năm 2025.

Theo investing

0865 205 590