Nếu tốc độ tăng trưởng vẫn ổn định và lạm phát vẫn ở mức 2,5% hoặc cao hơn, Fed thực sự có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất một lần nữa vào đầu năm tới”, các chiến lược gia của UBS nhận định. Điều này ảnh hưởng thế nào tới châu Á? Theo các chiến lược gia của UBS, sự kết hợp giữa tăng trưởng mạnh mẽ của Mỹ và lạm phát vẫn nóng đang làm tăng khả năng Fed có thể tăng lãi suất thay vì cắt giảm và có thể khiến lãi suất lên tới 6,5% trong năm tới.
Mặc dù kịch bản cơ bản của UBS là Fed sẽ cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay, UBS cũng nhận thấy khả năng lạm phát không giảm đến mức mục tiêu của Fed đang ngày càng tăng. Điều này có thể thúc đẩy xu hướng tăng lãi suất quay trở lại và gây ra làn sóng bán tháo trái phiếu, cổ phiếu.
Các thị trường đã giảm bớt kỳ vọng vào việc nới lỏng chính sách khi dữ liệu gần đây của Mỹ cho thấy sức mạnh đáng ngạc nhiên của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Nếu tốc độ tăng trưởng vẫn ổn định và lạm phát vẫn ở mức 2,5% hoặc cao hơn, Fed thực sự có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất một lần nữa vào đầu năm tới và lãi suất có thể đạt mức 6,5% vào giữa năm tới”, các chiến lược gia của UBS nhận định.
Theo đó, các nhà kinh tế tại Morgan Stanley cũng cho rằng, nhiều Ngân hàng Trung ương (NHTW) trên khắp châu Á chỉ có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay (nếu có) do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Các nhà hoạch định chính sách tại NHTW ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines dự kiến sẽ hoãn cắt giảm lãi suất, trong khi Ấn Độ và Malaysia giữ nguyên lãi suất trong thời gian còn lại của năm, The Business Times viết.
Các nhà kinh tế tại Morgan Stanley nhận định họ vốn đang kỳ vọng sẽ có một đợt cắt giảm lãi suất “nhẹ nhàng” ở châu Á, nhưng với những thay đổi đối với dự đoán về lộ trình chính sách của Fed, điều này giờ đây càng trở nên khó khăn hơn.
Khả năng cắt giảm lãi suất đang giảm dần trên toàn cầu khi dữ liệu chỉ ra lạm phát ở Mỹ vẫn còn cao. Cụ thể, chỉ số CPI tháng 3 đã tăng cao hơn dự đoán và thị trường lao động vẫn tiếp tục mạnh mẽ. Dữ liệu lạm phát thời gian qua cũng khiến nhiều người cho rằng lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed sẽ diễn ra vào tháng 9, trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách chờ đợi những dấu hiệu lạm phát hạ nhiệt rõ ràng hơn.
Bên cạnh đó, các NHTW châu Á khó có thể hạ lãi suất trước Fed để bảo vệ đồng nội tệ. Bởi khi thực hiện nới lỏng chính sách sớm hơn có thể khiến các đồng tiền suy yếu so với đồng bạc xanh.
Theo investing