Chiến lược gia cấp cao của JPMorgan Chase cảnh báo thị trường chứng khoán Mỹ dễ khủng hoảng trong 6 đến 12 tháng tới vì rủi ro kép.
Sự kết hợp giữa lãi suất cao và sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay đang khiến chiến lược gia thị trường toàn cầu của JPMorgan rơi vào tình thế bất an.
Trong một ghi chú được công bố vào hôm thứ Hai, Marko Kolanovic của JPMorgan nói rằng một cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên thị trường tài chính toàn cầu và nó có thể dẫn đến nhiều tổn thất trong vòng 6 đến 12 tháng tới.
Kolanovic đã theo xu hướng giảm giá trong suốt năm 2023, đi kèm với những lo lắng của do căng thẳng địa chính trị gia tăng trong bối cảnh cuộc chiến của Nga với Ukraine và quan hệ Mỹ và Trung Quốc không mấy tốt đẹp.
Ngoài ra, ông nhấn mạnh rằng mặc dù chính sách tiền tệ có những tác động chậm trễ nhất định. Tuy nhiên, lãi suất cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với giá tài sản và nền kinh tế toàn cầu nói chung.
“Vì cả hai tiền đề cho triển vọng thận trọng của chúng tôi (tỷ lệ và địa chính trị) đều trở nên tiêu cực hơn trong vài tháng qua song song với định giá tài sản vẫn tiếp tục tăng. Chúng tôi cho rằng hiện có khả năng xảy ra khủng hoảng lớn hơn trong vòng 6 đến 12 tháng tới, mức độ nghiêm trọng của có thể cao hơn những gì thị trường dự đoán”, vị chiến lược gia cảnh báo.
Chính sách tiền tệ thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tác động tiêu cực đến tín dụng tiêu dùng với tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng có xu hướng tăng.
Theo Salman Ahmed, người đứng đầu bộ phận vĩ mô toàn cầu của Fidelity International, sự suy thoái có thể xảy ra trong bối cảnh nợ doanh nghiệp sắp đến hạn trong vài năm tới. Các công ty trước đây đã vay lãi suất thấp giờ đây sẽ phải trả lãi suất cao hơn khi tái cấp vốn và phân bổ tài sản chiến lược.
Ahmed chia sẻ với tờ Bloomberg :“Nếu Fed không lùi bước vào một thời điểm nào đó, mọi người sẽ phải trả mức lãi suất thực cao hơn nhiều so với trước đó”.
Khoảng 1/4 số nợ cấp đầu tư của Hoa Kỳ sẽ đáo hạn từ năm 2023 đến năm 2025, theo Fidelity. Các công ty đã vay với giá rẻ trước chu kỳ tăng lãi suất hiện tại, nhưng họ có thể phải đối mặt với chi phí tái cấp vốn cao hơn nhiều sau khi đáo hạn do lãi suất tăng. Do đó, nợ doanh nghiệp thường được tái cấp vốn thay vì trả hết.
Chi phí vay tăng do lãi suất cao hơn đồng nghĩa với các công ty có thể không đủ khả năng đầu tư vào tăng trưởng. Chi tiêu tiêu dùng cũng thường giảm khi lãi suất tăng. Sự tăng trưởng chậm lại này có thể dẫn đến suy thoái kinh tế.
Trong khi đó, bất động sản thương mại đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi xu hướng làm việc tại nhà. Điều này diễn ra ngay trước khi ngành này phải tái cấp vốn cho khoản nợ với chi phí đi vay cao hơn.
Theo Kolanovic, những tác động dây chuyền từ lãi suất cao sẽ dẫn đến sự gia tăng biến động của thị trường và có tác động tiêu cực đến việc làm tại quốc gia này.
Sự phục hồi nhờ AI trong lĩnh vực công nghệ được đánh giá không giúp ích gì cho tình hình vì nó có thể chỉ là thoáng qua đối với các nhà đầu tư. Ông nhận định những kỳ vọng rằng AI sẽ biến đổi nền kinh tế Mỹ trong một khoảng thời gian ngắn là “không thực tế”.
Để chiến lược gia của JPMorgan trở nên lạc quan hơn trên thị trường chứng khoán, ông cần nhìn thấy hai điều và chúng không liên quan gì đến sự hứa hẹn của AI.
Thay vào đó, ông muốn thấy lãi suất giảm trên toàn thế giới cũng như sự xuống thang căng thẳng địa chính trị ở Nga và Trung Quốc.
“Quan điểm tiêu cực về thị trường của chúng tôi dựa trên việc nhận thấy khả năng xảy ra một trong hai kịch bản này trong thời gian ngắn là tương đối thấp. Về cơ bản, chúng tôi nghĩ rằng trước khi khởi sắc trở lại sẽ tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn”, ông khẳng định.
Theo Người Quan Sát