Sửa đổi quy định mua bán TPDN tại các ngân hàng? Thị trường 28/3

Thị trường Việt Nam phiên giao dịch hôm nay có 3 tin tức chú ý: NHNN lấy ý kiến đối với dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Nguyên nhân gì khiến vốn FDI đầu tư vào Việt Nam liên tục giảm kể từ đầu năm? Tỷ giá USD ngày 28/3: Tỷ giá trung tâm tăng 3 đồng… Dưới đây là nội dung chính.

1. Sửa đổi quy định mua bán TPDN tại các ngân hàng?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến đối với dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD) mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Trong đó bổ sung điều khoản hệ số nợ phải trả (bao gồm cả khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành) của doanh nghiệp phát hành không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành đã được kiểm toán tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phát hành.

TCTD chỉ được mua TPDN phát hành trong đó có mục đích bổ sung vốn lưu động khi quản lý được nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành và thu thập đầy đủ tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn lưu động tương ứng với giá trị trái phiếu theo các vòng quay vốn lưu động trong thời gian nắm giữ TPDN.

Khi TCTD mua TPDN phát hành trong đó có mục đích nhằm thực hiện bảo đảm nghĩa vụ, TCTD phải phong tỏa số tiền mua trái phiếu cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.

TCTD phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán số tiền mua TPDN cho doanh nghiệp phát hành, bên bán trái phiếu. Quy định này nhằm góp phần hỗ trợ việc theo dõi, giám sát tình hình sử dụng tiền thu được từ phát hành trái phiếu; đồng thời, đảm bảo phù hợp với chủ trương của Chính phủ về việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung các tiêu chí cụ thể xác định phương án khả thi và các tiêu chí cụ thể xác định doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn theo quy định.

2. Nguyên nhân gì khiến vốn FDI đầu tư vào Việt Nam liên tục giảm kể từ đầu năm?

Theo số liệu về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) công bố, tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5,45 tỷ USD, chỉ bằng 61,2% so với cùng kỳ.

Kể từ đầu năm đến nay, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2022. Trong tháng 1/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt gần 1,69 tỷ USD, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong nội dung báo cáo về tình hình đầu tư nước ngoài tháng 2/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt gần 3,1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm 2022.

Còn theo số liệu về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) công bố, tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5,45 tỷ USD, chỉ bằng 61,2% so với cùng kỳ.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong 3 tháng năm 2022 có sự gia tăng đột biến với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án LEGO, với tổng vốn đăng ký 1,32 tỷ USD. Cụ thể, riêng dự án này đã chiếm tới 41% tổng vốn đăng ký mới trong 3 tháng năm 2022.

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, giá trị góp vốn, mua cổ phần cũng giảm và vốn điều chỉnh chưa được cải thiện nhiều so với 2 tháng. Tuy nhiên, số dự án đầu tư mới và số lượt dự án điều chỉnh vốn vẫn tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, trong quý 1/2023, có 522 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 62,1% về số lượng dự án và giảm 5,9% về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, có 228 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn tăng thêm đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng 2,6% về số lượt dự án và giảm 70,3% về số vốn so với cùng kỳ.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư điều chỉnh trong quý 1/2023 giảm so với cùng kỳ do trong quý 1/2022 có nhiều dự án điều chỉnh vốn lớn trên 50 triệu USD. Riêng các trường hợp này đã chiếm tới 81% tổng vốn điều chỉnh của quý 1/2022. Trong khi đó, số lượt lượt dự án điều chỉnh vốn trên 50 triệu USD trong quý 1/2023 ít hơn và chỉ chiếm 37,8% tổng vốn điều chỉnh.

3. Tỷ giá USD ngày 28/3: Tỷ giá trung tâm tăng 3 đồng

Chỉ số Đô la Mỹ, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác hiện ở mức 102,63 theo ghi nhận lúc 7h (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,16% ở mức 1,0816. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,20% ở mức 1,2310. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,53% ở mức 130,87.

Trong nước, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND (HM:VND)) và đô la Mỹ (USD) sáng 28/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.605 VND/USD, tăng 3 đồng so với hôm qua. Với biên độ +/- 5% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 24.785 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.425 VND/USD.

Giá vàng trong nước ngày 28/3 không ghi nhận quá nhiều biến động mới.

  • Giá vàng SJC được giữ nguyên không đổi cho cả hai chiều giao dịch tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, doanh nghiệp Phú Quý và hệ thống PNJ (HM:PNJ).
  • Tập đoàn Doji điều chỉnh giảm 100.000 đồng/lượng cho chiều mua và giảm 50.000 đồng/lượng cho chiều bán.
  • Giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 66,65 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 67,37 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay cũng giảm. Theo đó, giá vàng 24K giảm 50.000 đồng/lượng, vàng tây 18K giảm 40.000 đồng/lượng và vàng 14K giảm 30.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch.

Theo investing

0865 205 590