Nỗi đau của người giàu: Người tiêu dùng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới “thấm thía” tác động lợi suất tăng vọt

Dưới đây là 4 biểu đồ thể hiện tác động của lợi suất trái phiếu tăng đối với người tiêu dùng Mỹ.

Lãi suất cao hơn đang báo hiệu người tiêu dùng Mỹ phải đối mặt với nhiều nỗi đau phía trước. Đồng thời, một vài dấu hiệu cho thấy tác động của đợt tăng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ bắt đầu rõ rệt.

Trong tháng qua, khi các nhà đầu tư lo ngại lãi suất tăng cao hơn trong thời gian dài hơn, thì lợi suất trái phiếu kho bạc tăng vọt. Cụ thể lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm vượt 5% vào ngày 23/10, mức cao nhất kể từ năm 2007.

Lợi suất trái phiếu tăng đặc biệt gây khó khăn cho người tiêu dùng, vì nó thúc đẩy chi phí đi vay tăng trong toàn nền kinh tế.

Một số dấu hiệu cho thấy người dân Mỹ bắt đầu chịu áp lực. Họ là những người có tình trạng tài chính bấp bênh, vì số tiền tiết kiệm của họ ngày càng cạn kiệt.

Dưới đây là 4 biểu đồ cho thấy người Mỹ đang chịu tổn thất do lợi suất trái phiếu tăng:

1. Lãi suất thế chấp lên tới 8%

Theo ước tính từ Mortgage News Daily, lãi suất thế chấp cố định kỳ hạn 30 năm vừa tăng lên trên 8%. Điều đó phản ánh những khoản thế chấp phổ biến nhất ở Mỹ đang có chi phí vay cao nhất trong vòng 23 năm trở lại đây.

2. Lãi suất cho vay cá nhân đang tăng

Theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang (FED), lãi suất cho vay cá nhân kỳ hạn 24 tháng tại các ngân hàng thương mại đạt 12,17%. Đó là mức cao nhất kể từ năm 2007.

3. Lãi suất nợ thẻ tín dụng tăng

Dữ liệu của FED cho thấy lãi suất đối với thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại đã tăng vọt lên 21,19% trong tháng 8/2023. Một phân tích riêng từ Bankrate đã chốt lãi suất thẻ tín dụng đạt khoảng 28,93%, mức cao nhất từng được ghi nhận.

4 Nợ quá hạn đang và sẽ gia tăng

Khi người tiêu dùng đang phải vật lộn để xoay sở trả lãi của các khoản nợ, các khoản thanh toán trễ ngày càng chồng chất. Nợ quá hạn thẻ tín dụng trong quý 2 đạt mức cao nhất kể từ năm 2012. Trong khi đó, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng đạt mức cao nhất kể từ đại dịch.

Xu hướng đó có thể trở nên tồi tệ hơn khi dư nợ tiêu dùng không thế chấp ngày càng tăng. Theo dữ liệu của FED New York, nợ phi thế chấp tăng lên 4,71 nghìn tỷ USD trong quý 2. Trong đó, nợ thẻ tín dụng đạt mức kỷ lục 1,03 nghìn tỷ USD, còn các khoản vay mua ô tô đạt 1,58 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, khoảng 1,57 nghỉn tỷ USD là nợ vay sinh viên.

Nguồn Cafef.vn

 

0865 205 590