Theo báo cáo “LNG Outlook 2024” do gã khổng lồ năng lượng Shell (BS:SHELl) của Anh công bố trong tuần này, nhu cầu toàn cầu về khí tự nhiên hóa lỏng sẽ tăng hơn 50% trong vòng chưa đầy hai thập kỷ.
Dự báo, nhu cầu sẽ tăng vọt vào năm 2040 do tăng trưởng kinh tế dự kiến ở Trung Quốc, cũng như các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á đang nhanh chóng chuyển đổi từ than sang khí đốt trong các lĩnh vực công nghiệp của họ.
Theo báo cáo, năm ngoái, thương mại toàn cầu về nhiên liệu siêu lạnh lên tới 404 triệu tấn, tăng so với mức 397 triệu tấn được ghi nhận vào năm 2022. Báo cáo nhấn mạnh, nguồn cung LNG khan hiếm đang “hạn chế tăng trưởng trong khi duy trì giá cả và biến động giá trên mức trung bình lịch sử”.
Shell cũng cho biết nhu cầu về khí đốt tự nhiên đã đạt đỉnh ở một số khu vực nhưng vẫn đang tăng trên toàn cầu. Họ dự kiến nhu cầu LNG sẽ tăng lên 685 triệu tấn mỗi năm vào năm 2040.
Steve Hill, phó chủ tịch điều hành của Shell Energy cho biết: “Trung Quốc có khả năng chi phối tăng trưởng nhu cầu LNG trong thập kỷ này khi ngành công nghiệp của nước này tìm cách cắt giảm lượng khí thải carbon bằng cách chuyển từ than sang khí đốt. Với việc ngành thép làm từ than của Trung Quốc thải ra nhiều khí thải hơn tổng lượng khí thải của Anh, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ cộng lại, khí đốt có vai trò thiết yếu trong việc giải quyết một trong những nguồn phát thải carbon lớn nhất thế giới và ô nhiễm không khí địa phương”.
Sản lượng khí đốt trong nước giảm ở một số khu vực ở Nam Á và Đông Nam Á dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu về LNG trong thập kỷ tới, vì các nền kinh tế này ngày càng cần nhiên liệu “cho các nhà máy điện hoặc ngành công nghiệp chạy bằng khí đốt”. Đồng thời, các quốc gia ở Nam Á và Đông Nam Á sẽ cần đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng nhập khẩu khí đốt.
Shell cho biết: “Mặc dù thị trường toàn cầu được cung cấp đầy đủ vào năm 2023, việc thiếu nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống của Nga tới châu Âu và mức tăng trưởng nguồn cung LNG hạn chế trong năm qua có nghĩa là thị trường khí đốt toàn cầu vẫn có cấu trúc chặt chẽ”.
Theo investing