“Nghẽn” trái phiếu, vốn ngân hàng cũng khó được khơi thông

Lãi suất đã giảm, song tín dụng vẫn không thể khơi thông. Thêm vào đó, dòng vốn trái phiếu bế tắc khiến doanh nghiệp ngày càng suy kiệt, nợ xấu gia tăng, gây áp lực ngược lại dòng vốn ngân hàng. Sức ép lên ngân hàng

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bắt đầu gặp khó khăn từ nửa cuối năm 2022 đến hiện tại sau các sự kiện lùm xùm xảy ra. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến kênh dẫn vốn quan trọng trên thị trường mà còn tác động đến dòng vốn ngân hàng.

Câu chuyện đặt ra lúc này là ngân hàng cho vay cũng khó mà không cho vay cũng khó… Trong tháng 3/2022 vừa qua, có 1 tỷ USD TPDN phát hành nhưng đến tháng 5 thì gần như không có. Chúng ta kỳ vọng thị trường phục hồi, nhưng thực chất việc phát hành 1 tỷ USD của tháng 3 chỉ có hai cái tên trong số các doanh nghiệp phát hành và đối tác mua là các tổ chức, chứ không phải nhà đầu tư cá nhân hay nhà đầu tư chuyên nghiệp.

 

Từ đầu năm tới nay, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn là 68.130 tỷ đồng (tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2022), chưa kể trái phiếu đến hạn thanh toán. Tổng giá trị trái phiếu đến hạn trong phần còn lại của năm 2023 là khoảng 200.000 tỷ đồng, hơn một nửa là nhóm ngành bất động sản. Thị trường bất động sản xấu đi, hàng loạt lĩnh vực liên quan cũng lao dốc theo khiến nợ xấu ngân hàng tăng nhanh hơn dự đoán, ngân hàng vì vậy càng siết chặt điều kiện vay. 

 

Thị trường TPDN đáng lẽ phải là một kênh dẫn vốn rất tốt, như tại Hàn Quốc thị trường này có thể lên đến hàng nghìn tỷ USD, song tại ở Việt Nam lại gần như đang “đóng băng” hoàn toàn. Nhất là với các doanh nghiệp bất động sản từ trước đến nay đã phát hành TPDN rất lớn, đến lúc này họ phải phụ thuộc nhiều vào vốn của ngân hàng, trong bối cảnh các nguồn vốn huy động đều gặp khó.

 

Câu chuyện đặt ra lúc này là ngân hàng cho vay cũng khó mà không cho vay cũng khó… Sau các đợt tăng lãi suất cuối năm 2022 đã khiến lãi suất huy động ở hệ thống ngân hàng tăng lên, khi ngân hàng ôm tiền gửi với lãi suất cao, kỳ hạn dài, mà không cho vay sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng, còn cho vay không cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến nợ xấu.

Nhìn rộng hơn, vấn đề của nền kinh tế hiện nay là đơn hàng thiếu, xuất nhập khẩu giảm, giải ngân đầu tư công chậm hơn so với tiến độ, tiêu dùng trong nước yếu. Nhưng có một điểm cực kỳ quan trọng đó chính là cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam bị lệch rất nhiều và phụ thuộc lớn vào bất động sản.

Như vậy có thể thấy, khi kênh TPDN bị mất niềm tin, phát hành cổ phiếu tra công chúng gặp khó, thì kênh ngân hàng cũng không thể dễ dàng. Điều này thể hiện bằng kết quả tăng trưởng tín dụng từ đầu năm 2023 đến nay vẫn thấp. Chỉ những ngân hàng có khẩu vị rủi ro cao sẽ vẫn cố gắng để cho vay, còn những ngân hàng khác thì thận trọng hơn, trích lập dự phòng nhiều hơn.

Đặc biệt các ngân hàng sẽ không nới lỏng điều kiện cho vay mà càng siết chặt hơn, để đảm bảo ngay từ đầu việc lựa chọn khách hàng, lựa chọn khoản vay nhằm giảm rủi ro tín dụng, sau đó mới tính đến lợi tức từ hoạt động cho vay. Điều này cũng giống như câu chuyện những ngày gần đây, trời nắng nóng nhưng lại cắt điện liên tục do nhu cầu điện tăng cao và cần đảm bảo nguồn điện.

Đáng chú ý, dư địa hạ lãi suất cũng không còn nhiều, có thể từ nay đến hết năm 2023, Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ lãi suất điều hành thêm một lần nữa. Tuy nhiên, chúng ta còn phải quan sát các biến số đó là sức ép về lạm phát, mặc dù lạm phát năm nay không cao, nhưng chúng ta hoàn toàn không biết điều gì có thể xảy ra trong tương lai.

Cùng với đó là liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có tiếp tục tăng lãi suất hay không? Trong tháng 6 này, kỳ họp Ủy ban Thị trường mở của Fed sẽ diễn ra và giới đầu tư lại kỳ vọng Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất 0,25%. Ngoài ra, sức ép từ thị trường lao động của Mỹ cũng là vấn đề khá lớn cho quyết định giữ nguyên lãi suất hoặc tăng lãi suất lần này của Fed. Nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất cao, thì dư địa điều hành của Việt Nam sẽ bị thu hẹp hơn.

Khó phục hồi trong ngắn hạn

Theo tôi đánh giá, trong 3-5 năm tới, mức độ phục hồi về niềm tin trên thị trường TPDN chưa thể phục hồi ngay được, đặc biệt khi còn có những quả “bom nổ chậm” đối với TPDN bất động sản.

giải pháp để gỡ kẹt dòng vốn hiện nay là phải thúc đẩy đầu tư công và mở van cho thị trường TPDN khởi động trở lại Có thể thấy, thị trường bất động sản còn khó thì trái phiếu cũng khó, vì dư nợ trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản đang chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì vậy, nếu có điều gì xảy ra thì niềm tin trên thị trường trái phiếu chưa thể phục hồi được ngay.

Tuy nhiên, xét trên quan điểm tích cực hơn thì đây cũng là cơ hội để chúng ta thực sự cải cách, đổi mới toàn bộ thị trường TPDN, từ quy định đến cách phát hành, cách truyền thông thông tin làm sao để công khai minh bạch, để khi niềm tin phục hồi sẽ là một trong ba kênh dẫn vốn quan trọng bên cạnh thị trường cổ phiếu và ngân hàng.

Đối với các nhà đầu tư, khi mua TPDN phát hành riêng lẻ thì nên là nhà đầu tư chuyên nghiệp, bởi chúng ta phải có năng lực đánh giá, kể cả có năng lực đánh giá thì rủi ro hiện nay cũng đang cao. Trong khi lượng trái phiếu đáo hạn cuối quý 2 và quý 3 này, nhất là với doanh nghiệp bất động sản khá lớn, nên chúng ta phải cẩn trọng trong câu chuyện đầu tư.

Theo các chuyên gia, giải pháp để gỡ kẹt dòng vốn hiện nay là phải thúc đẩy đầu tư công và mở van cho thị trường TPDN khởi động trở lại. Với các dự án được gỡ vướng pháp lý, dòng vốn với doanh nghiệp sẽ được khai thông, khó khăn về dòng vốn với doanh nghiệp có thể sẽ được kiểm soát vào năm 2024. Còn với các dự án có vấn đề pháp lý phức tạp, khó khăn sẽ còn kéo dài và tiếp cận vốn vẫn là bài toán khó.

Theo investing

0865 205 590