Thị trường Việt Nam sẽ kết thúc phiên giao dịch tuần với các tin tức: Mức thuế suất tối thiểu toàn cầu đang có xu hướng xáo trộn chiến lược về địa điểm đầu tư và cách thức hoạt động của các công ty đa quốc gia, đồng thời chiến lược thu hút FDI của các nước sẽ thay đổi. Lạm phát đang hạ nhiệt và tỷ giá cũng đang ổn định hơn, nên vẫn còn dư địa để giảm lãi suất điều hành thêm 1%/năm? Tỷ giá USD ngày 21/4: Thị trường tự do đảo chiều tăng… Dưới đây là nội dung chính 3 tin tức đáng chú ý trong phiên giao dịch hôm nay thứ Sáu ngày 21/4.
1. Mức thuế tối thiểu toàn cầu làm thay đổi chiến lược thu hút FDI?
Hiện nay, các quốc gia cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trong việc thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư đa quốc gia bằng cách đưa ra nhiều ưu đãi thuế. Điều này đã tạo nên một “cuộc đua xuống đáy” về thuế, khi nhiều quốc gia cắt giảm thuế ngày càng nhiều hơn và tạo nên gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên, thuế suất doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% có tác dụng chấm dứt tình trạng nói trên. Và do đó, loại thuế này có thể sẽ làm đảo lộn các tính toán về địa điểm đầu tư và cách thức các công ty toàn cầu hoạt động.
Thuế thu nhập doanh nghiệp không phải động lực hàng đầu của các doanh nghiệp FDI. Hiện thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam là 20%, cao hơn mức thuế tối thiểu đề xuất. Tuy nhiên, Việt Nam đang dành nhiều mức thuế ưu đãi cho các dự án nhà đầu tư nước ngoài như: ưu đãi thuế suất 5%, 10% lên đến 15 năm; miễn, giảm thuế có thời hạn.
Cần đề án về thuế tối thiểu toàn cầu trong quý II/2023
trong ngắn hạn, Việt Nam cần tranh thủ hỗ trợ, ý kiến tư vấn của OECD và các chuyên gia, tổ chức quốc tế, các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về vấn đề này; đồng thời xây dựng đề án về thuế suất tối thiểu toàn cầu ngay trong quý III/2023.
Tiếp đó, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến xây dựng nội luật áp dụng cơ chế thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn để giành quyền thu thuế, có thể bắt đầu thí điểm từ tháng 11/2023, mở rộng hơn với tháng 12/2023 và thông báo chính thức chủ trương vào ngày 1/1/2024 khi thuế suất tối thiểu toàn cầu có hiệu lực.
Trong dài hạn, hệ thống thuế cùng với các ưu đãi thuế cần được xem xét cải cách nhằm hạn chế tác động tiêu cực của thuế tối thiểu toàn cầu, đảm bảo thu hút đầu tư thực chất, hạn chế các hoạt động làm xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận. Việc ban hành chính sách hoặc cơ chế mới cần được xem xét cẩn trọng để đảm bảo tính công bằng cho các doanh nghiệp và không vi phạm các cam kết quốc tế Việt Nam đang tham gia.
Đối với việc hỗ trợ các doanh nghiệp đa quốc gia bị ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu, bà Nga cho rằng Việt Nam nên chủ động lấy ý kiến và mời góp ý xây dựng hệ thống ưu đãi thuế. Điều này nhằm bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp này khi đầu tư tại Việt Nam để khuyến khích đầu tư và dung hòa với quyền lợi của Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp FDI bổ sung thuế tại Việt Nam; nâng cao năng lực dự báo và phòng ngừa các khủng hoảng chính sách có thể xuất hiện khi thay đổi về thuế; phát triển năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn lao động, hệ thống pháp lý.
2. Vẫn còn dư địa để giảm lãi suất điều hành thêm 1%/năm?
Trong khi đà tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, Việt Nam lại giảm lãi suất điều hành đến 2 lần. Vì đi ngược xu hướng chung, nên không ít quan điểm cho rằng chính sách tiền tệ sẽ không có nhiều dư địa mở rộng.
Công ty chứng khoán ACB (HM:ACB) (ACBS) nhận định Chính phủ và NHNN chỉ sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ bổ trợ thay vì một công cụ chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô quý II/2023 của công ty chứng khoán KBSV, trong kịch bản lạm phát bình quân được kiểm soát tốt quanh 4-4.5%; với áp lực từ lạm phát toàn cầu và tỷ giá trong nước được dự báo bớt căng thẳng hơn so với năm 2022; việc đứt gãy chuỗi cung ứng dần được cải thiện và nhu cầu tiêu thụ toàn cầu sụt giảm giúp giá hàng hoá hạ nhiệt và FED được dự báo sẽ sớm kết thúc chu kỳ tăng lãi suất vào cuối quý 2/2023, NHNN sẽ có nhiều dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ hơn trong năm 2023.
Trong báo cáo vừa phát hành, các chuyên gia Maybank Investment Bank cũng kỳ vọng NHNN sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa.
Nguyên nhân do lạm phát trong nước ở mức vừa phải (thấp hơn mức mục tiêu 4,5% của NHNN) và trục chính sách tiềm năng của Fed (thị trường tương lai của Mỹ đang cho thấy dự đoán lãi suất của Fed đạt đỉnh 5,0% vào tháng 5/2023 và giảm 50 điểm cơ bản trong quý II/2023).
Công ty chứng khoán Bảo Việt (HN:BVS) cũng cho rằng Trong thời gian tới, trong bối cảnh áp lực tỷ giá không còn nữa và lạm phát đã quay trở lại trong tầm kiểm soát, NHNN có thể thực hiện thêm việc giảm lãi suất để có thể hỗ trợ cho tăng trưởng.
Tương tự, Công ty Chứng khoán VNDirect cũng dự báo NHNN có thể giảm thêm lãi suất điều hành nếu Fed đảo chiều chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm 2023.
3. Tỷ giá USD ngày 21/4: Thị trường tự do đảo chiều tăng
Đồng USD trên thị trường thế giới sáng nay đảo chiều giảm mạnh trong giỏ thanh toán quốc tế. Chỉ số Dollar-Index – đo lường sức mạnh đồng USD trong giỏ 6 đồng tiền chủ chốt giảm gần 0,2% so với phiên sáng qua, về mức 101.525 điểm, vào lúc 9 giờ sáng nay (giờ Hà Nội). Tỷ giá các ngoại tệ mạnh khác trong giỏ thanh toán quốc tế, tại Vietcombank (HM:VCB) hôm nay diễn biến trái chiều nhau, trong đó đồng france Thụy Sĩ tăng mạnh.
Trong nước, tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD được Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong ngày 21/4 ở mức 23.634 đồng, giảm 9 đồng so với mức công bố trước.
Tỷ giá USD tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.450 – 24.765 đồng/USD (mua – bán), giữ nguyên giá chiều mua và tăng 8 đồng/USD chiều bán so với phiên trước.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại sáng nay sáng nay cơ bản đi ngang so với phiên trước. Cụ thể, lúc 8 giờ 50 phút, Vietcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.290 – 23.660 đồng/USD, đi ngang cả chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.
BIDV (HM:BID) niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.340 – 23.640 đồng/USD, đi ngang cả chiều mua và chiều bán ra so với mức niêm yết trước.
Techcombank (HM:TCB) niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.318 – 23.663 đồng/USD, giảm 2 đồng/USD cả chiều mua vào và chiều bán ra so với mức niêm yết trước.
Eximbank (HM:EIB) niêm yết giá mua – bán USD giao dịch ở mức 23.250 – 23.630 đồng/USD, giảm 10 đồng/USD cả chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do sáng nay đảo chiều tăng so với phiên trước. Tại thị trường Hà Nội, lúc 8 giờ 55 phút, đồng USD giao dịch (mua – bán) ở quanh mức 23.439 – 23.489 đồng/USD, tăng 12 đồng/USD chiều mua và chiều bán ra so với phiên trước.
Theo investing