CNBC đưa ra 5 biểu đồ thể hiện những vấn đề mà Đức đang phải đối mặt.
Quý I vừa qua, kinh tế Đức đã chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật với 2 quý liên tiếp GDP sụt giảm lần lượt 0,3% và 0,5%. Tệ hơn, các chuyên gia kinh tế dự đoán trong những tháng còn lại của năm 2023, tăng trưởng GDP của Đức sẽ tiếp tục trì trệ, vẽ nên 1 bức tranh u ám ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Tuy nhiên, GDP suy giảm không phải là con số duy nhất cho thấy kinh tế Đức đang gặp nhiều rắc rối.
CNBC đưa ra 5 biểu đồ thể hiện những vấn đề mà Đức đang phải đối mặt.
Lạm phát cao
Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức độ thay đổi trung bình trong giá các dịch vụ và hàng hóa được tiêu thụ bởi người tiêu dùng. Đây là chỉ số có tác động rất lớn đến các quyết định về chính sách tiền tệ.
Theo cơ quan thống kê Đức dự báo, lạm phát của nước này sẽ ở mức 6,4% trong tháng 6, tăng so với mức 6,1% của tháng 5. Tuy nhiên kể cả có tăng nhẹ thì lạm phát cũng đã hạ nhiệt so với thời điểm tháng 10 năm ngoái, khi chỉ số này lập đỉnh 50 năm ở mức 8,8%. Hiện Đức còn cách rất xa so với mục tiêu lạm phát 2%.
NHTW Đức ước tính ít nhất là đến năm 2025 lạm phát mới có thể trở về mốc 2%. Người tiêu dùng Đức đã cảm nhận được tác động của lạm phát kéo dài.
Lãi suất
Vì là thành viên của Eurozone, lãi suất của Đức được quyết định bởi NHTW châu Âu ECB và do đó bị hạn chế quyền tự chủ rất nhiều khi muốn chống lại lạm phát bằng con đường tăng lãi suất.
Theo Sylvain Broyer, chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Ratings, chính phủ Đức có thể giảm thiểu tác động của lạm phát bằng chính sách tài khóa, với mục tiêu là giải tỏa gánh nặng lạm phát cho những người dân dễ bị tổn thương nhất.
Trong năm ngoái, Đức cũng đã tung ra nhiều gói hỗ trợ được thiết kế để giảm chi phí sinh hoạt, ví dụ như tăng trợ cấp cho trẻ em, sinh viên và người đã về hưu.
ECB đã liên tục tăng lãi suất từ tháng 7/2022, hiện áp dụng mức lãi suất cơ bản 3,5%. ECB vừa tăng lãi suất 25 điểm cơ bản sau cuộc họp ngày 15/6 vừa qua.