Khi nào vấn đề tỷ giá hết nóng?

Khi nào vấn đề tỷ giá hết nóng?

Trước khi đi vào câu hỏi khi nào tỷ giá hết nóng, chúng ta phải tìm hiểu chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam nhằm có cái nhìn toàn cảnh hơn về tình hình “tiến thoái lưỡng nan” của lãi suất – tỷ giá hiện tại.

Tình hình lãi suất – tỷ giá hiện tại

Chính sách tỷ giá của Việt Nam nằm trong khuôn khổ điều hành chung của chính sách tiền tệ, khung chính là mục tiêu tỷ giá (FX-Rate Target) với mục tiêu giữ tỷ giá ở độ biến động cho phép (manage – floating), qua đó gián tiếp điều hành các mục tiêu vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng… Một vài thị trường có độ mở lớn như Trung Quốc, Singapore hay Hồng Kông (Trung Quốc) đều áp dụng chính sách FX-Rate Target, trong đó Hồng Kông luôn cố định tỷ giá USD/HKD.

Với khung chính sách FX-Rate Target, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) bắt buộc phải can thiệp bán ra USD từ dự trữ ngoại hối khi tỷ giá tăng lên mức trần niêm yết tại NHNN. Hiện tỷ giá đang được can thiệp bán ở mức 25,450 VND/USD. Từ đầu năm đến nay, tỷ giá đã tăng 5% và NHNN đã phải can thiệp bán trên dưới 6 tỷ USD vào thị trường. Đây là con số không nhỏ dẫn tới câu hỏi tại sao tỷ giá tăng cao như hiện tại.

Nguyên nhân khách quan thứ nhất là nền lãi suất thế giới tương đối cao, trong đó lãi suất Fed đang duy trì ở mức 5.25 – 5.5%/năm và chưa hề giảm kể từ đầu năm 2024. Đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới việc đồng USD mạnh, khiến tỷ giá năm 2024 không hề giảm. Nguyên nhân thứ hai nằm ở cầu dòng tiền (flow) từ mua bán, nhập khẩu nguyên vật liệu tăng mạnh từ cuối năm 2023, khi triển vọng kinh tế tích cực. Đây là những nguyên nhân tương đối khách quan mà NHNN có thể dự đoán cũng như đưa ra một số biện pháp phòng thủ nhất định.

Từ đầu năm 2024, NHNN đã liên tục nâng các mức lãi suất hành lang gồm lãi suất tín phiếu (T-bill rate) và lãi suất hoạt động thị trường mở (OMO rate). NHNN cũng chủ động hoạt động thị trường mở. Hiện lượng tiền thừa đã hút ròng ra khỏi hệ thống là hơn 120 ngàn tỷ đồng và liên tục duy trì việc hút ròng này với lãi suất 4.5%. Tuy nhiên, điều này giống như “muối bỏ biển” khi NHNN vẫn đang phải liên tục bán USD và tỷ giá luôn duy trì ở mức bán trong hơn 1 tháng qua.

Việc giữ mặt bằng lãi suất điều hành thấp là để hỗ trợ nền kinh tế và kích thích tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, qua 6 tháng đầu năm, công tác tín dụng vẫn chưa có nhiều cải thiện. Đến cuối tháng 6, tín dụng mới chỉ tăng 4.6%, trong đó tăng rất chậm ở các ngân hàng quốc doanh – nơi tập trung nguồn vốn lưu động tương đối lớn. Thực tế, dù không tăng lãi suất điều hành, NHNN vẫn phải tăng các mức lãi suất thực sự vận hành của thị trường để giảm một phần áp lực tỷ giá.

0865 205 590