Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia (NABE) dự đoán Mỹ sẽ rơi vào tình trạng suy thoái và lạm phát ở mức trên 4% vào một thời điểm nào đó trong năm 2023. Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại
Các chuyên gia dự đoán kinh tế Mỹ sẽ rơi vào giai đoạn suy thoái trong năm 2023 và đối mặt với tình trạng lạm phát cao vào năm 2024.
Theo Khảo sát Chính sách của Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia Mỹ (NABE), lạm phát sẽ duy trì ở mức trên 4% vào cuối năm nay.
Trong nỗ lực ứng phó với lạm phát gia tăng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (0,25 điểm phần trăm) lên khoảng 4,75 – 5%, sau cuộc họp kéo dài hai ngày từ 21 – 22/3.
Vào tháng Hai, tốc độ tăng giá đã chậm lại ở mức hàng năm là 6%, cao hơn đáng kể so với mục tiêu dài hạn của Fed là 2%.
Theo các số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 14/3, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng đã tăng 0,5% trong tháng Hai và tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái. CPI tổng thể cũng tăng 0,4% trong tháng Hai và 6% so với một năm trước đó.
Chủ tịch NABE Julia Coronado cho biết, hơn một nửa số thành viên tham gia Khảo sát chính sách của NABE dự đoán suy thoái sẽ xảy ra vào một thời điểm nào đó trong năm 2023.
Tuy nhiên, chỉ có 5% số người được hỏi tin rằng Mỹ đang trong thời kỳ suy thoái, ít hơn nhiều so với 19% người giữ quan điểm này trong Khảo sát Chính sách tháng Tám.
Trong khi đó, 53% số người được hỏi tin rằng chính sách tài khóa hiện tại chưa phát huy hiệu quả và 70% số người được hỏi dự đoán tăng trưởng CPI sẽ duy trì ở mức trên 4% cho đến cuối năm 2023.
Sự bi quan của người tiêu dùng, biến động của thị trường cổ phiếu, thị trường lao động, xây dựng nhà ở và đơn đặt hàng mới tăng trưởng chậm cho thấy xu hướng suy yếu gia tăng và lan rộng hơn trong toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
Cụ thể, theo dự kiến, kinh tế Mỹ sẽ không tăng trưởng trong quý 3 và suy thoái nhẹ trong quý 4 hoặc quý 1/2023.
Ngoài ra, hơn 66% số người được hỏi tin rằng Fed sẽ có thể giảm lạm phát xuống mục tiêu 2% trong vòng hai năm tới mà không gây ra suy thoái.
Đồng USD mất địa vị thống trị toàn cầu
Cuộc khủng hoảng Ukraine dẫn đến quan hệ với Nga đã “chạm đáy”, song hành cùng lối tiếp cận ngày càng đối đầu của Washington với Trung Quốc, đã khơi dậy cơn bão táp hoàn hảo, trong đó cả Moscow và Bắc Kinh đều đẩy nhanh nỗ lực đa dạng hóa tách khỏi đồng USD.
Quan sát viên Farid Zakaria dẫn lời nhà đầu tư Ruchira Sharma nhận xét rằng, điều bất thường là trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, đồng USD đang suy yếu thay vì mạnh lên như trước đây.
Như vậy, người dân Mỹ nên lo lắng dần là vừa, bởi các chính trị gia ở Washington không sửa soạn từ bỏ những “tất xấu cố hữu” về địa – chính trị vốn đã hình thành từ lâu do niềm tin và sự ỷ lại vào sức mạnh vượt trội của thế giới đơn cực đã dần trở thành dĩ vãng.
Các quan chức hàng đầu của Nhà Trắng đã quen với tình trạng bội chi mà không quan tâm đến thâm hụt ngày càng lớn. Nợ quốc gia của Hoa Kỳ đã tăng gần gấp 5 lần trong 20 năm qua, còn Cục Dự trữ Liên bang đã nhiều lần cứu trợ nền kinh tế Mỹ bằng con đường thao túng không lành mạnh.
Chuyên gia Zakaria nhắc nhở rằng, tất cả những điều đó cũng dựa trên nền tảng là vị thế độc tôn của đồng USD trong mấy thập kỷ qua nhưng nếu đồng dollars Mỹ mất đi sức mạnh thao túng toàn cầu thì Hoa Kỳ ắt phải đối mặt với đòn trừng phạt chưa từng thấy về kinh tế.
Hiện nay, USD là loại tiền tệ chủ yếu, phần lớn các giao dịch tài chính trên thế giới đều được thực hiện bằng đồng tiền này. Tuy nhiên kể từ năm 2000 nhiều quốc gia đã cố gắng “thoát khỏi” việc sử dụng nó trong thanh toán quốc tế.
Những nỗ lực này gần đây đã tăng tốc độ khi nhiều quốc gia NATO hỗ trợ Ukraine và áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có tiền lệ đối với Nga, dẫn đến việc Nga, Trung Quốc và một số nước khác đã chuyển sang thanh toán bằng các đồng tiền khác, chủ yếu là nội tệ của họ.
Nghiêm trọng hơn, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 vào tháng 6/2022 đã thảo luận việc phát triển một loại tiền dự trữ quốc tế mới. Vào tháng 3/2022, Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU) cũng đã đạt được thỏa thuận về nhu cầu phát triển loại tiền quốc tế mới.
Ông Rabil cho biết, hiện nay, Nga đã biến đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc thành đồng tiền dự trữ trên thực tế, còn Iran bắt đầu sử dụng đồng Rial và đồng Rúp của Nga trong trao đổi thương mại với Moskva.
Theo investing