Giá dầu thế giới gần đây về ngưỡng 100 USD/thùng, vượt mốc 95 USD/thùng, cao nhất trong 10 tháng.
Xu hướng tăng của giá năng lượng này đang làm dấy lên mối lo ngại rằng lạm phát có thể trỗi dậy, gây tổn thất cho nền kinh tế toàn cầu vốn đang trụ vững một cách đáng ngạc nhiên trong bối cảnh lãi suất liên tục tăng trong hơn 1 năm qua.
Vậy đâu là nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao về ngưỡng 100 USD/thùng ?
Tình hình kinh tế khả quan hơn dự báo ở các nền kinh tế tiêu thụ nhiều năng lượng như Mỹ đang đẩy nhu cầu dầu toàn cầu lên mức kỷ lục mới trong năm nay. Theo dự báo, nhu cầu dầu của thế giới sẽ đạt bình quân 101,8 triệu thùng/ngày trong năm 2023, mức cao chưa từng có.
Trong khi đó, việc Saudi Arabia và Nga nỗ lực hạn chế sản lượng dầu đã khiến nguồn cung dầu toàn cầu thắt chặt lại, kéo lượng dầu tồn kho giảm. Mới đây, hai nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới này gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng và khối lượng xuất khẩu dầu cho tới hết năm nay.
“Sự kết hợp giữa nhu cầu dầu gia tăng và chính sách quản lý sản lượng rất hiệu quả của Saudi Arabia và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) nói riêng đã dẫn tới sự thay đổi lớn trong tâm lý trên thị trường dầu kể từ tháng 6 đến nay”, nhà phân tích Raad Alkadiri của công ty nghiên cứu và tư vấn Eurasia Group nhận định.
Trong các báo cáo thường kỳ công bố mới đây, cả OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều dự báo việc Riyadh và Moscow cắt giảm sản lượng dầu, nếu duy trì, sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường dầu lửa toàn cầu trong năm nay.
“Liên minh Saudi Arabia-Nga đang chứng tỏ là một thách thức đáng gờm đối với thị trường dầu lửa”, báo cáo của IEA nhận định.
Một câu hỏi tiếp theo được đặt ra: Giá dầu sẽ tăng cao đến đâu sau khi về ngưỡng 100 USD/thùng ?
Từ tháng 6 tới nay, giá dầu đã tăng hơn 25%, về ngưỡng 100 USD/thùng. Cả giá dầu Brent giao sau tại thị trường London và giá dầu WTI giao sau tại New York đều đang ở vùng thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Đà tăng này đã khiến nhiều nhà dự báo điều chỉnh nhận định, cho rằng giá dầu có thể phá mốc 100 USD/thùng trong thời gian sớm.
“Nhu cầu dầu toàn cầu đang cao kỷ lục. Thế giới chưa tiêu thụ nhiều dầu như thế này bao giờ, mà OPEC lại còn đang cắt giảm sản lượng. Một nhân tố nữa là lượng tồn kho dầu thô và các sản phẩm xăng dầu khác đang tương đối thấp”, nhà phân tích Al Salazar của công ty Enverus Intelligence Research phát biểu.
“Bài toán đơn giản này có đáp số là giá dầu Brent 100 USD/thùng”, ông Salazar nói thêm.
Trong đợt tăng giá dầu gần đây nhất, diễn ra sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 3/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden can thiệp bằng cách xả dầu từ Dự trữ Dầu lửa Chiến lược (SPR) của Mỹ. Tuần trước, ông Biden tuyên bố sẽ “kéo giá xăng xuống một lần nữa”. Tuy nhiên, giới phân tích nói rằng sau khi đã rút khoản 300 triệu thùng dầu từ dự trữ này, Washington không còn nhiều khả năng để gây ảnh hưởng lên giá dầu.
“Chính quyền ông Biden đã sử dụng sớm phần nhiều khả năng của mình và giờ họ không còn nhiều lựa chọn để kiềm chế giá xăng dầu”, bà Amrita Sen, giám đốc nghiên cứu của công ty tư vấn Energy Aspects, nhận định.
Vậy điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Mỹ?
Giá dầu tăng có thể đẩy lạm phát tăng trở lại sau một thời gian xuống thang, đe doạ phá hỏng thành quả của chiến dịch tăng lãi suất mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã triển khai để chống lạm phát, đúng vào lúc mà chính sách tiền tệ thắt chặt bắt đầu phát huy tác dụng.
Giá xăng tăng là nguyên nhân chính đằng sau mức tăng 3,7% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 8 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 3,2% của tháng 7 – theo dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ. Giá bán lẻ xăng ở Mỹ – một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của lạm phát – đã tăng hơn 25% so với đầu năm, lên mức gần 3,9 USD/gallon, theo dữ liệu từ AAA.
Giá dầu diesel – loại nhiên liệu quan trọng cho vận tải, nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác – cũng đang tăng nhanh. Trong vòng 3 tháng qua, giá dầu diesel ở Mỹ tăng gần 20%, lên mức gần 4,6 USD/gallon.
Đối với các hãng dầu lửa Mỹ thì sao?
Giá dầu tăng sẽ mang về lợi nhuận cao hơn cho các nhà sản xuất dầu, trong đó có các công ty dầu khí của Mỹ, nhưng sẽ không thể khuyến khích các công ty này tăng cường khai thác tới mức đủ để san bằng sự tăng giá dầu – theo các nhà phân tích.
Ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ đã có những năm “điên cuồng” đầu tư cho việc khoan tìm và khai thác dầu, nhưng gần đây, các công ty đã trở nên thận trọng hơn do sức ép từ cổ đông. Họ đang tập trung vào việc trả cổ tức và mua lại cổ phiếu, thông qua đó trả tiền cho cổ đông, thay vì đầu tư để bơm nhiều dầu hơn.
“Các công ty dầu đá phiến bây giờ không hứng thú lắm với hoạt động đầu tư thượng nguồn”, ông Benjamin Hoff, trưởng bộ phận hàng hoá toàn cầu của ngân hàng Societe Generale, phát biểu. Ông nhấn mạnh rằng tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến Mỹ đã chậm lại, nhất là khi nhiều công ty tư nhân sẵn sàng khai thác nhiều dầu hơn lại đang bị thâu tóm bởi các công ty đại chúng có quan điểm thận trọng.
Nhắc lại thông điệp thận trọng vào tháng trước, CEO Rick Muncrief của Devon Energy – một trong những công ty dầu đá phiến lớn nhất của Mỹ – nói với nhà đầu tư: “Chúng tôi rất cam kết với việc theo đuổi một cách có kỷ luật nhiệm vụ tạo ra giá trị cổ phần, hơn là tăng trưởng sản lượng”.
Theo Vneconomy
Được sưu tầm và biên soạn bởi team FXVIET.COM.VN
Xem thêm các tin tức tài chính thế giới tại đây.