Cuộc chạy nợ 1 nghìn tỷ USD của Fed: “khá nhẹ nhàng”?

Bước vào chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt nhất trong nhiều thập kỷ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) buộc phải đối diện với nhiều thử thách lớn phía trước. Quốc tếCuộc chạy nợ 1 nghìn tỷ USD của Fed: “khá nhẹ nhàng”?Phương Nhi • {Ngày xuất bản}Bước vào chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt nhất trong nhiều thập kỷ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) buộc phải đối diện với nhiều thử thách lớn phía trước.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hiện đã bán khoảng 1 nghìn tỷ USD trái phiếu nắm giữ kể từ khi bắt đầu xử lý bảng cân đối kế toán cồng kềnh vào năm ngoái. Trong khi đó, căng thẳng trên thị trường tài chính không có dấu hiệu suy giảm đã khiến các nhà hoạch định chính sách trở nên lo ngại trong lần giám sát gần đây nhất của họ.

Tài khoản thị trường mở – tên gọi danh mục tài sản của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ hiện ở mức khoảng 7,4 nghìn tỷ USD, giảm so với mức kỷ lục 8,4 nghìn tỷ USD đạt được vào tháng 4 năm ngoái, theo dữ liệu từ Fed New York cho biết.

Nằm trong chiến dịch thắt chặt tiền tệ mạnh nhất trong nhiều thập kỷ, Fed đang cho phép tới 60 tỷ USD trái phiếu kho bạc và 35 tỷ USD nợ thế chấp đáo hạn mỗi tháng mà không cần thay thế.

Lượng tài sản nắm giữ bị thu hẹp này buộc Bộ Tài chính Hoa Kỳ phải phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực tư nhân để gánh nợ liên bang. Các quỹ thị trường tiền tệ và những người mua khác đã vô cùng hứng khởi khi nắm bắt hàng loạt tín phiếu kho bạc mà Mỹ đưa ra, như một phần quan trọng trong yêu cầu tăng cường tài trợ của mình. Việc phát hành một lượng lớn tín phiếu đang càng ngày càng được mở rộng do nhu cầu bổ sung tiền mặt sau cuộc chiến giới hạn nợ.

 

Theo Blake Gwinn, người đứng đầu chiến lược lãi suất Hoa Kỳ tại RBC Capital Markets, cho biết: “Cho đến nay, đợt xả nợ của Fed khá nhẹ nhàng”. “Chúng tôi chưa thấy tác động lớn của thắt chặt định lượng (Quantitative Tightening – QT) trên thị trường”.

So sánh với năm 2019, thị trường tiền tệ của Hoa Kỳ sôi động trong lần đầu tiên Fed áp dụng QT. Vào thời điểm đó, chương trình này đã làm cạn kiệt dự trữ ngân hàng, gây ra tình trạng khan hiếm chưa từng có. Chủ tịch Fed, Jerome Powell đã phải thừa nhận điều này trong phiên điều trần Quốc hội Mỹ vào tháng 6.

Gwinn nhấn mạnh rằng, tính đến thời điểm hiện tại, dự trữ hầu như không thay đổi trong những tháng gần đây. Thay vào đó, QT đã kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ thỏa thuận mua lại đảo ngược của Fed (RRP), nơi các quỹ thị trường tiền tệ gửi một số tiền mặt của họ. Tài khoản này hiện có giá trị khoảng 1,6 nghìn tỷ USD, tương đương một nửa lượng dự trữ ngân hàng, kể từ sau khi đạt mức cao khoảng 2,6 nghìn tỷ USD vào tháng 12.

Khi QT của Fed tiếp tục hoạt động, nó có khả năng sẽ tiêu tốn nhiều hơn vào nguồn dự trữ, tạo ra nhiều thử thách hơn trên thị trường. Một động lực quan trọng khác là kho bạc Mỹ quyết định như thế nào để đối phó với yêu cầu tài trợ ngày càng tăng do thâm hụt tài chính. Gần đây, nhu cầu về tín phiếu kho bạc có lãi suất cao đang tăng mạnh, nhưng Bộ Tài chính Mỹ cũng đang tăng cường bán chứng khoán có kỳ hạn dài hơn, trong một sự thay đổi đang thu hút sự chú ý đến quỹ đạo nợ của Washington.

Vào tháng 8, kho bạc Mỹ đã bắt đầu nâng quy mô đấu giá trái phiếu lần đầu tiên sau hơn hai năm. Gwinn nói: “Cách Bộ Tài chính Hoa Kỳ cố gắng bù đắp khoản lỗ của Fed cũng là một yếu tố chính để đo lường mức độ ảnh hưởng của QT đến thị trường”.

Theo Người quan sát

0865 205 590