Các Ngân hàng 0 đồng hiện nay đang ra sao?

Ngân hàng 0 đồng là những ngân hàng hoạt động yếu kém, bị nợ xấu, âm vốn và không thể tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong thời gian ngắn. Quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt

đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.

Theo đó, trong trường hợp giá trị thực vốn điều lệ của ngân hàng nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì NHNN sẽ mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của ngân hàng với giá 0 đồng/cổ phần, đồng nghĩa với việc NHNN sẽ mua lại ngân hàng đang gặp khó khăn về tài chính mà có khả năng gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng với giá 0 đồng.

Cái tên ngân hàng “0 đồng” xuất phát từ năm 2015 khi 3 ngân hàng thương mại gồm Ngân hàng Xây dựng (VNCB, nay là CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng cho 1 cổ phần.

Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, NHNN cho biết, đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt (OceanBank, GPBank, CB, DongABank). Đồng thời, NHNN tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp xử lý các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt; chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định để hoàn thiện phương án chuyển giao bắt buộc, trình Chính phủ phê duyệt.

Theo investing

0865 205 590