Bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ, các nước châu Âu vẫn giao thương với Nga

Bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ, các nước châu Âu vẫn duy trì giao thương với Moscow, cung cấp cho Nga hàng chục tỷ USD để tái đầu tư cho quân đội.

Theo giới truyền thông châu Âu, bất chấp các lệnh trừng phạt của Washington và chính sách không thân thiện của phương Tây đối với Moscow, các công ty châu Âu vẫn tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp Liên bang Nga, dưới nhiều hình thức trung gian hoặc biến tướng khác nhau.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hungary là ông Peter Szijjártó cho biết, toàn bộ châu Âu đang làm ăn với Liên bang Nga và đang cố gắng che giấu điều đó.

Theo hãng tin Mỹ Bloomberg cho biết, trong số các nước này, các công ty niêm yết từ Hungary có đại diện rất rộng rãi trên thị trường Nga. Đặc biệt, chúng ta đang nói về quỹ tài chính OTP Nyrt, công ty lọc dầu Mol Nyrt, công ty dược phẩm Gedeon Richter Nyrt và nhiều công ty khác.

Ngoài ra, ông Szijjártó định kỳ đến thăm Nga và Belarus để tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp Hungary với Gazprom và Rosatom.

Quốc gia được coi là đồng minh của Ukraine là Ba Lan cũng đang phát triển quan hệ kinh tế với Nga thông qua nước trung gian thứ 3, bất chấp những lời lẽ hiếu chiến thường xuyên được tung ra nhằm vào Moscow.

Điều thú vị cần lưu ý là xuất khẩu hàng hóa từ Ba Lan sang quốc gia Trung Á là Kyrgyzstan đã tăng gấp 15 lần vào đầu năm nay và gấp hai lần sang Belarus. Phần lớn các sản phẩm này sau đó sẽ được chuyển đến Liên bang Nga, mà không phải chịu bất cứ sự trừng phạt nào.

Hôm 10/10, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết, nhiều doanh nhân phương Tây đang chờ đợi khả năng nối lại hợp tác với phía Nga, sau khi cuộc xung đột ở Ukraine kết thúc.

Nguồn cung hàng hóa từ các nước châu Âu khác cũng ngày càng tăng, đặc biệt là cả với Đức, quốc gia hàng đầu châu Âu trong khối NATO.

Theo hãng truyền hình SWR, bất chấp tuyên bố thân Ukraine của Berlin, các công ty Đức vẫn tiếp tục hợp tác với Nga, bao gồm cả việc cung cấp hàng hóa có tính chất lưỡng dụng (sử dụng cho cả mục đích dân dụng và quân sự).

SWR chỉ ra, vào năm 2023, Đức đã xuất khẩu sang Liên bang Nga khoảng 300 máy công cụ có thể sử dụng cho mục đích công nghiệp-quân sự. Những chiếc máy này đã được sử dụng tại các doanh nghiệp Nga như KamAZ, Industrial Solutions và Parsec, những đơn vị thực hiện đơn đặt hàng của bộ quốc phòng.

Đây là những loại máy được điều khiển bằng máy tính để cắt, uốn và hàn kim loại, cần thiết trong lĩnh vực chế tạo vũ khí, đặc biệt là đối với việc sản xuất linh kiện cho máy bay, các loại phương tiện bọc thép và đạn dược.

SWR nêu rõ, bất chấp việc giới chức Berlin phủ nhận những cáo buộc này, đã có máy móc của khoảng 30 công ty Đức được chuyển đến cho Nga, bao gồm Fein GmbH, Heller, Vollmer và Walter Maschinenbau. Khoảng 2/3 số sản phẩm này được cung cấp cho Nga thông qua quốc gia trung gian là Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo investing

0865 205 590