Vốn đã chịu áp lực từ chính sách nới lỏng tiền tệ và nhu cầu vay vốn yếu ớt, giờ đây, chính phủ lại tạo thêm gánh nặng mới cho các ngân hàng Trung Quốc. Chỉ số chứng khoán của các ngân hàng Trung Quốc đã giảm mạnh 14% kể từ khi đạt mức cao nhất vào tháng 5 năm nay, thổi bay 77 tỷ USD vốn hóa thị trường và đang “ngấp nghé” ở mức định giá thấp nhất từ trước đến nay, theo Bloomberg Intelligence.
Bên cạnh đó, biên lãi ròng của các ngân hàng thương mại Trung Quốc đạt mức thấp kỷ lục 1,74% trong tháng 3, theo dữ liệu từ Ủy ban Điều tiết Tài chính Quốc gia, thấp hơn ngưỡng 1,8% cần thiết để duy trì khả năng sinh lời hợp lý.
Vốn đã chịu áp lực từ chính sách nới lỏng tiền tệ và nhu cầu vay vốn yếu ớt, giờ đây, các ngân hàng nước này lại thêm gánh nặng khi chính phủ kêu gọi giảm bớt các điều khoản cho vay đối với doanh nghiệp bất động sản và khuyến khích các bên đàm phán để gia hạn nợ.
Các nhà phân tích của Citigroup cho rằng việc mở rộng các biện pháp cứu trợ cho các nhà phát triển bất động sản có thể mang lại sự thúc đẩy tạm thời cho tâm lý nhà đầu tư, nhưng không có khả năng làm giảm bớt lo ngại về rủi ro tín dụng. Giới phân tích cũng chỉ ra rằng các ngân hàng có mức độ rủi ro cao đối với các khoản thế chấp có thể gặp rủi ro lớn hơn.
Căng thẳng trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc đã leo thang trong tuần này, sau khi một nhà phát triển được chính phủ hậu thuẫn là Sino-Ocean Group Holding chứng kiến giá trái phiếu sụt giảm do nhà đầu tư lo ngại về gánh nặng nợ nần của công ty.
Thêm vào đó, một công ty đã vợ nỡ là Shimao Group Holdings không tìm được người mua cho dự án 1,8 tỷ USD mà họ rao bán tại một cuộc đấu giá bắt buộc.
Thị trường bất động sản trong nước “đang tệ hơn dự kiến” – đó là nhận định của công ty xây dựng hàng đầu Trung Quốc China Vanke, trong khi Goldman Sachs (NYSE:GS) dự đoán tỷ lệ vỡ nợ của các trái phiếu quốc tế sẽ tăng cao hơn.
Theo investing