Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hôm 6-7 đến Trung Quốc trong nỗ lực ổn định mối quan hệ đang căng thẳng giữa hai nước. Chuyến đi dự kiến kéo dài đến ngày 9-7 này diễn ra vài tuần sau chuyến thăm tương tự của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Đây là đòn mới nhất từ Bắc Kinh trong cuộc chiến liên quan đến chip công nghệ cao giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Giới phân tích nhận định thời điểm Bắc Kinh đưa ra thông báo trên là nhằm phát đi thông điệp đến chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Không gì lạ khi giới chức Mỹ không kỳ vọng chuyến đi của bà Yellen đạt kết quả đột phá. Thay vào đó, họ cho biết nữ bộ trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy Bắc Kinh mở đường dây liên lạc mới và tăng cường điều phối về các vấn đề kinh tế. Bà Yellen cũng sẽ nhấn mạnh hai nước cần hợp tác xử lý các vấn đề như biến đối khí hậu, chuẩn bị ứng phó đại dịch, căng thẳng nợ…
Ông Scott Kennedy, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) lưu ý tầm quan trọng của chuyến đi khi chỉ ra rằng giới chức kinh tế cấp cao Mỹ và Trung Quốc hiếm khi trao đổi với nhau trong hơn 3 năm qua và điều này không tốt cho kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen (phải) tại thủ đô Bắc Kinh – Trung Quốc hôm 6-7 Ảnh: Reuters
Tại cuộc gặp với các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ hồi tháng rồi, bà Yellen nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Mỹ làm việc với Trung Quốc để đối phó các thách thức toàn cầu cấp thiết và cụ thể. Trước đó, quan chức này nhận định chuyện tách rời hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ là “sai lầm lớn”.
Ông Wu Xinbo, chuyên gia tại Trường ĐH Phục Đán (Trung Quốc) dự đoán trong chuyến thăm của bà Yellen, hai bên sẽ tập trung thảo luận các vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan đến Trung Quốc, Mỹ và thế giới. Theo ông Wu, hai bên có thể đồng ý thiết lập một cơ chế làm việc để tiếp tục đối thoại.
rong khi đó, một số chuyên gia khác tại Trung Quốc hy vọng hai bên có thể đạt tiến triển trong lĩnh vực chính sách tài chính và kinh tế vĩ mô, cũng như cùng nhau đối phó với những rủi ro tài chính mà thế giới đang đối mặt.
Một trong những vấn đề nổi bật đangphủ bóng quan hệ hai nước là tranh cãi thương mại xuất phát từ thuế quan bổ sung do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ.
Đến giờ, chính quyền Tổng thống Biden vẫn chưa dỡ bỏ chúng. Trung Quốc cũng phản ứng mạnh chuyện Mỹ hạn chế nước này tiếp cận công nghệ chủ chốt, như chất bán dẫn – một phàn nàn khác đến từ đòn trừng phạt của Mỹ nhằm vào các công ty Trung Quốc.
Ông Zhu Min, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, tin rằng thương mại là nền tảng của quan hệ kinh tế Trung Quốc – Mỹ và vấn đề hủy bỏ thuế quan bổ sung nói trên cần được hai bên thảo luận trước tiên.
Theo Người Lao Động