11 doanh nghiệp sắp trả cổ tức bằng tiền mặt? Thị trường 6/7

Thị trường Việt Nam phiên giao dịch hôm nay có các tin tức mới? Tháng 7, thêm 11 doanh nghiệp sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức tiền mặt các đợt năm 2022. Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang châu Âu, Mỹ. Đẩy nhanh tiến độ 6 khu tái định cư sân bay Long Thành… Dưới đây là nội dung chính 3 tin tức đáng chú ý trong phiên giao dịch hôm nay thứ Năm ngày 6/7.

1. 11 doanh nghiệp sắp trả cổ tức bằng tiền mặt?

Tháng 7, thêm 11 doanh nghiệp sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức tiền mặt các đợt năm 2022:

  • CTCP Dịch vụ đô thị Bà Rịa (HN:BRS): Ngày 17/7/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh nhận cổ tức bằng tiền năm 2022 tỷ lệ 14% (1 cổ phiếu được nhận 1.400 đồng). Ngày thanh toán là 2/8/2023.
  • CTCP Thương mại – Đầu tư Long Biên (HN:LBC): Ngày 17/7/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2022 tỷ lệ 9% (1 cổ phiếu được nhận 900 đồng). Ngày thanh toán là 27/7/2023.
  • Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (HM:PPC): Ngày 17/7/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền lần 1 năm 2022 tỷ lệ 4% (1 cổ phiếu được nhận 400 đồng). Ngày thanh toán là 28/7/2023.

  • CTCP Thủy điện Nậm Mu (HN:HJS): Ngày 17/7/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền đợt 2 năm 2022 tỷ lệ 6% (1 cổ phiếu được nhận 600 đồng). Ngày thanh toán là 28/7/2023.
  • Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ (HM:TMP): Ngày 17/7/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền còn lại năm 2022 tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày thanh toán là 2/8/2023.
  • Công ty Cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Long An (HM:LAF): Ngày 18/7/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2022 tỷ lệ 15% (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Ngày thanh toán là 3/8/2023.
  • CTCP Thiết bị Phụ tùng Cơ điện (HN:EMG): Ngày 18/7/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2022 tỷ lệ 15% (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Ngày thanh toán là 28/7/2023.
  • CTCP Phát triển Đô thị (HN:UDJ) Công nghiệp Số 2 (HM:D2D): Ngày 20/7/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2022 tỷ lệ 30% (1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng). Ngày thanh toán là 16/8/2023.

  • Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (HM:PGD): Ngày 21/7/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2022 và nhận cổ phiếu phát hành tăng vốn với tổng tỷ lệ 55% trong đó: Trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 45% (1 cổ phiếu được nhận 4.500 đồng); Ngày thanh toán là 28/9/2023. Phát hành cổ phiếu tăng vốn tỷ lệ 10% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 10 cổ phiếu mới).
  • CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (HM:ABT): Ngày 21/7/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền đợt 2 năm 2022 và tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2023 tổng tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày thanh toán là 4/8/2023.
  • CTCP EVN Quốc tế (HN:EIC): Ngày 21/7/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh nhận cổ tức bằng tiền năm 2022 tỷ lệ 26% (1 cổ phiếu được nhận 2.600 đồng). Ngày thanh toán là 30/8/2023.

2. Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang châu Âu, Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành công điện về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo.

Theo đó, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp trong những tháng đầu năm 2023 và vẫn rất khó lường đã tác động tiêu cực đến sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu lương thực, thực phẩm, trong đó có mặt hàng gạo.

Công điện cho biết, xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm ước tăng 22,2% về lượng, tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp và nền kinh tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng, bình ổn giá thóc, gạo trong nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và lợi ích người nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: chiến lược thị trường chưa thực sự ổn định, dài hạn. Công tác phát triển thị trường chưa tương xứng với tiềm năng ngành hàng; sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu gạo; giá cả đầu vào tăng cao…

Nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo trong thời gian tới, tận dụng thời cơ, cơ hội thị trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Ngoại giao và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng nhiệm vụ được giao, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp.Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành công điện về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, hỗ trợ triển khai xây dựng vùng nguyên liệu, tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo; nâng cao năng lực tổ chức của các Hợp tác xã, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về các cơ chế, chính sách liên quan đến sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo.

Đẩy mạnh đàm phán song phương, đa phương để ký kết các Hiệp định, thỏa thuận về sự phù hợp, công nhận lẫn nhau về kiểm dịch, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm với các thị trường trọng điểm nhằm tận dụng cơ hội mở cửa thị trường, chiếm lĩnh thị trường.

3. Đẩy nhanh tiến độ 6 khu tái định cư sân bay Long Thành

Theo thông tin từ Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh Đồng Nai, cả 6 gói thầu xây dựng công trình hạ tầng xã hội gồm 5 trường học và 1 trung tâm văn hóa tại Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn phục vụ Sân bay Long Thành đều đã tái khởi động. Dự kiến cuối năm nay sẽ hoàn thành.

Theo lãnh đạo Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh Đồng Nai, dù đã khởi động trở lại nhưng do thiếu vốn nên việc thi công các công trình nêu trên gặp nhiều khó khăn.

Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn là dự án thành phần thuộc Dự án Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Sân bay Long Thành, thời gian thực hiện từ năm 2017 – 2021. Sau năm 2021, do dự án hết niên hạn nên nguồn vốn dù đã được bố trí đủ nhưng không thể giải ngân.

Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư với diện tích hơn 280ha. Tại đây có 11 công trình xã hội lần lượt khởi công vào năm 2020 và 2021 với tổng mức đầu tư hơn 400 tỷ đồng.

Theo kế hoạch ban đầu, các công trình sẽ hoàn thành vào năm 2022. Tuy nhiên, hết thời hạn trên chỉ có 3 công trình hoàn thành, số còn lại thi công ì ạch, dở dang.

Sau khi xem xét, làm việc với các nhà thầu, cuối năm 2022, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai đã chấm dứt, thanh lý hợp đồng với các nhà thầu tại 6 công trình do thi công chậm tiến độ trong thời gian dài, nhà thầu không đủ năng lực tiếp tục thi công.

Cuối tháng 4/2023, ngành chức năng thực hiện chỉ định thầu đối với các công trình này.

Hiện khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn đã có hàng nghìn người đến sinh sống. Việc chậm hoàn thành các công trình xã hội ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân, đặc biệt trẻ em thiếu trường học.

Để tháo gỡ vướng mắc, mới đây, tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị cơ quan Trung ương cho địa phương tạm ứng hơn 100 tỷ đồng để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình xã hội tại Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn.

Theo investing

0865 205 590