Nếu hoàn thành kế hoạch doanh thu năm 2023, doanh nghiệp bất động sản này sẽ nối dài chuỗi tăng trưởng doanh thu sang năm thứ 8 liên tiếp. Ngày 24/4/2023, hơn 215 triệu cổ phiếu EVG của CTCP Đầu tư Everland đã được Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) bổ sung vào danh sách cảnh báo với lý do báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 có ý kiến ngoại trừ của kiểm toán.
Năm này, công ty ghi nhận doanh thu 1.278 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 26 tỷ – đều tăng trưởng năm thứ 3 liên tiếp.
Đáng nói, dù bị đưa vào diện cảnh báo song ngay sau đó, cổ phiếu EVG bất ngờ bứt phá từ mức 3.240 đồng (phiên 23/4) lên 5.440 đồng (nửa đầu phiên sáng 25/5) – tương ứng tăng 68%. Thanh khoản 1 tháng trở lại đây tăng vọt từ ngưỡng 1 triệu cp lên 5 – 7 triệu cp/phiên.
4 phiên gần nhất, mã ghi nhận 2 phiên tăng trần và 1 phiên tăng 5,8%. Tuy nhiên, nếu so với vùng giá 18.5x hồi đầu năm 2022, cổ phiếu EVG hiện đã giảm 71% giá trị.
Lúc này mua vào có còn thích hợp?
CTCP Đầu tư Everland (tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại FATZ) được thành lập năm 2009 – hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính là cung ứng các loại vật tư, vật liệu xây dựng như: Xi măng, sắt thép, kính, đá ốp lát, thiết bị vệ sinh,… Sau đó, doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực hoạt động sang kinh doanh bất động sản – xây dựng các công trình dân dụng/công nghiệp,…
Ngày 8/6/2017, công ty đưa 30 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên sàn HOSE với giá tham chiếu 11.800 đồng (giá điều chỉnh là 8.770 đồng).
Sau 5 lần tăng vốn, vốn điều lệ của công ty tăng từ 300 tỷ đồng lên mức 2.152 tỷ đồng như thời điểm hiện tại.
Rất có thể, đây là động lực chính giúp cổ phiếu EVG bứt phá 1 tháng trở lại đây.
Doanh thu tăng đều song lợi nhuận sau thuế của Đầu tư Everland chỉ duy trì quanh ngưỡng 10 – 26 tỷ/năm; biên lãi ròng gần như không đáng kể.
Công ty cũng khá “lười” chia cổ tức kể từ khi lên sàn ngoại trừ đợt trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 5% (tháng 7/2018) và cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 5% (tháng 1/2022). Thay vào đó là các đợt bán cổ phiếu ưu đãi tỷ lệ 1/1 nhằm tăng vốn thần tốc.
Điểm tích cực tở EVG là sức khỏe tài chính tương đối lành mạnh; tổng tài sản đến cuối quý 1/2023 ở mức 2.664 tỷ đồng – tăng 630 tỷ so với đầu năm; nợ phải trả giảm 86% về còn 65,2 tỷ đồng do giảm mạnh các khoản phải trả người bán ngắn hạn. Ở chiều ngược lại, vốn chủ sở hữu tăng 1.000 tỷ đồng lên xấp xỉ mốc 2.600 tỷ.
P/E của EVG 1 tháng qua là 35 lần trong khi P/E của thị trường ở mức 11 lần và P/E nhóm ngành Xây dựng và vật liệu chỉ là 14,7 lần. Trong khi đó, P/B của công ty hiện chỉ ở mức 0,4 so với mức 1,6 lần của VN-Index và 1,3 lần của nhóm ngành Xây dựng và vật liệu. Điều này cho thấy cổ phiếu EVG đang bị định giá thấp hơn mặt bằng chung.
Nhìn vào biều đồ trên, có thể thấy tiêu chí cam kết với cổ đông của EVG là khá thấp. Minh chứng khá rõ là việc năm 2022, dù cán đích kế hoạch doanh thu song lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ bằng 1/3 chỉ tiêu được giao (mức 78,2 tỷ). Bù lại, lãnh đạo công ty gần như chỉ giao dịch mua vào cổ phiếu EVG kể từ năm 2018 tới nay – cho thấy quyền lợi và trách nhiệm của những người đứng đầu đang gắn chặt với sự phát triển của công ty.
Everland sẽ khởi công loạt dự án mới năm 2023
Năm 2023, CTCP Đầu tư Everland cho biết tiếp tục kiên trì với định hướng kinh doanh với các lĩnh vực cốt lõi, xoay quanh trục “đầu tư – thương mại, xây dựng – dịch vụ”.
– Đẩy mạnh thi công xây dựng và hoàn thành dự án Tổ hợp du lịch, Nghỉ dưỡng và Giải trí Crystal Holidays Harbour Vân Đồn” đúng tiến độ và đẩy mạnh bán hàng tại dự án này;
– Khởi công dự án Tổ hợp thương mại, Dịch vụ và Du lịch nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay trong quý 3/2023;
– Khởi công dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn” trong quý 4/2023;
– Hoàn thành thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu đô thị Bốn mùa và triển khai đầu tư xây dựng trong quý 4/2023.
– Triển khai thủ tục đầu tư xây dựng một số dự án mới đã có quỹ đất sạch tại Quảng Ninh, Khánh Hòa,…
– Hoàn tất giao dịch M&A một số dự án bất động sản trong quý 2 – 3/2023.
Theo investing