Các nhà phân tích kỳ vọng chi tiêu mạnh mẽ cho ôtô và nhiên liệu sẽ thúc đẩy doanh số bán lẻ khi thị trường lao động tiếp tục mạnh lên và tiền lương có khả năng hỗ trợ chi tiêu của người tiêu dùng.
Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng Tư của Mỹ được công bố ngày 16/5 sẽ cung cấp cái nhìn rõ nét về tâm lý của người tiêu dùng khi lạm phát hạ nhiệt.
Các chuyên gia kinh tế được hãng tin Reuters thăm dò dự báo rằng tổng doanh số bán lẻ tăng 0,7% so với tháng trước đó, sau hai tháng sụt giảm.
Các nhà phân tích tại Oredit Suisse kỳ vọng chi tiêu mạnh mẽ cho ôtô và nhiên liệu sẽ thúc đẩy doanh số bán lẻ. Chỉ số doanh số bán lẻ cơ bản, không tính chỉ tiêu liên quan đến ôtô, dự kiến sẽ yếu hơn.
Triển vọng về doanh số bán lẻ không rõ ràng, khi thị trường lao động tiếp tục mạnh lên và tiền lương có khả năng hỗ trợ chi tiêu của người tiêu dùng.
Nhưng hoạt động chi tiêu cũng có thể bị hạn chế vởi những đồn đoán về khả năng kinh tế suy thoái, các điều kiện tài chính thắt chặt và lạm phát chậm lại.
Dữ liệu doanh số bán lẻ được đưa ra sau báo cáo trước đó cho thấy lạm phát của Mỹ đã tăng chậm lại so với dự kiến trong tháng Tư do việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Các dữ liệu mới đây cho thấy nền kinh tế Mỹ đang có thêm có những dấu hiệu hạ nhiệt.
Trong khi đó, số lượng đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp của tuần qua là 264.000 đơn, tăng thêm 22.000 đơn so với tuần trước đó, một chỉ dấu cho thấy tình trạng sa thải nhân viên bắt đầu có xu hướng tăng, nhất là trong các lĩnh vực như công nghệ, bất động sản và tài chính giai đoạn gần đây.
Dù vậy, một số ý kiến đánh giá vẫn thể hiện sự lạc quan, khẳng định thị trường lao động vẫn mạnh mẽ với tỷ lệ thấp nghiệp đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1969.
Nền kinh tế Mỹ tháng trước cũng đã tạo thêm được 253.000 việc làm mới, cao nhất từ đầu năm 2023 đến nay./.
Theo investing