Doanh nghiệp Mỹ tăng cường rót vốn vào Việt Nam. Thị trường 11/5

Thị trường Việt Nam phiên giao dịch hôm nay có các tin tức gì mới? có những chỉ dấu tích cực cho thấy các nhà đầu tư, doanh nghiệp (DN) Mỹ quan tâm rót vốn vào Việt Nam. Xu hướng dịch chuyển, tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn tiếp tục tăng mạnh trong các doanh nghiệp Mỹ. Đường tăng giá, các nhà máy tăng công suất và tỷ giá USD ngày 11/5: Tỷ giá trung tâm tăng 2 đồng… Dưới đây là nội dung chính 3 tin tức mới trong phiên giao dịch hôm nay thứ Năm ngày 11/5.

  1. Doanh nghiệp Mỹ tăng cường rót vốn vào Việt Nam

Hiện có những chỉ dấu tích cực cho thấy các nhà đầu tư, doanh nghiệp (DN) Mỹ quan tâm rót vốn vào Việt Nam. Xu hướng dịch chuyển, tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn tiếp tục tăng mạnh trong các DN Mỹ.

Theo đó, cuối tháng 3 vừa qua, Hội đồng Kinh doanh ASEAN đã đưa một đoàn DN Mỹ lớn nhất từ trước đến nay (với 52 DN) vào Việt Nam. Số lượng này chứng tỏ DN Mỹ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Từ giờ đến cuối năm, còn rất nhiều DN khác sẽ vào Việt Nam. Nguyên nhân là do xu hướng dịch chuyển, tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn tiếp tục tăng mạnh trong các DN Mỹ.

Một DN Mỹ trong mảng điện tử dự kiến tăng gấp đôi công suất và tăng gấp 4 lần doanh thu xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Một DN Mỹ ở miền Nam Việt Nam cũng có kế hoạch tăng gấp đôi công suất hiện nay. Một DN thành viên Hội đồng Kinh doanh ASEAN thuê nhà cung cấp từ Đài Loan đầu tư vào Hà Nam và Vĩnh Phúc tổng cộng 1 tỷ USD hiện vẫn đang triển khai.

Các công ty về logistics, trong đó có chuyển phát nhanh, vận chuyển bằng đường hàng không. Họ tiên lượng nhu cầu hàng hóa đưa vào, đưa ra Việt Nam sẽ tăng rất mạnh trong tương lai. Một công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm tra chứng nhận hàng hóa có đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hay không cũng đầu tư mở rộng vào Việt Nam. Tức là các dịch vụ phục vụ xuất khẩu ở Việt Nam do kết quả của gia tăng chuỗi cung ứng và dịch chuyển của Việt Nam gia tăng rất rõ.

Để phục vụ sự gia tăng của mảng sản xuất ở Việt Nam liên quan đến chuỗi cung ứng dịch chuyển, một DN chuyên về dịch vụ lưu trú cho khách kinh doanh có kế hoạch đưa Việt Nam trong vài năm tới trở thành thị trường lớn nhất ASEAN. Tháng 9 tới, lãnh đạo cấp cao DN này sẽ sang Việt Nam gặp lãnh đạo Chính phủ Việt Nam để bàn thảo kỹ hơn.

Một ngân hàng hàng đầu nước Mỹ cũng đang có kế hoạch dịch chuyển trụ sở ở khu vực châu Á Thái Bình Dương của họ đang ở Hồng Kông về Việt Nam. Lý do dịch chuyển là bởi khách hàng của họ dịch chuyển sang Việt Nam.

Đây là những chỉ dấu hết sức tích cực cho Việt Nam.

  1. Đường tăng giá, các nhà máy tăng công suất

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, một số nhà máy đường trước đây tạm ngưng sản xuất vì thua lỗ nay đã bắt tay vào hoạt động trở lại. giá đường thế giới đang tăng khá mạnh, đây được xem là giá cao nhất trong thập kỷ qua. Giá đường thế giới tăng cũng giúp giá đường trong nước tăng theo. Từ đó các nhà máy đường đã tăng công suất sản xuất. Thời gian tới sẽ có thêm một số nhà máy ở khu vực Tây Nguyên và miền Trung trước đây tạm đóng cửa vì thiếu nguyên liệu sẽ hoạt động trở lại.

Giá mía nguyên liệu được các nhà máy thu mua với mức tăng dần. Cách nay 3 năm, giá mía nguyên liệu từ 900.000 – 950.000 đồng/tấn, sau đó tăng lên 1 triệu đồng và mùa vụ năm nay tăng lên 1,2-1,3 triệu đồng/tấn. Dù giá mía nguyên liệu tăng nhưng do những năm trước nhà máy chưa có lãi vì giá đường bán ra thấp so với giá mía nguyên liệu, tuy nhiên gần đây, giá đường thế giới tăng cao đã giúp cho giá đường trong nước tăng theo. Cụ thể, giá đường bán ra tại các nhà máy đã tăng lên đến 19.000 đồng/kg. Giá đường bán lẻ trên thị trường hiện nay cũng đạt mức gần 30.000 đồng/kg. Với mức giá này đã giúp nhà máy có lãi.

  • Báo cáo từ Công ty CP Thành Thành Công – Biên Hòa (HM:SBT) cho thấy giá đường tăng đã giúp doanh thu thuần trong quý III (từ ngày 1-1 đến 31-3) niên độ 2022-2023 của công ty tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5.710 tỉ đồng. Trong đó, mảng đường ghi nhận tăng trưởng doanh thu mạnh nhất 75% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5.180 tỉ đồng nhờ giá đường liên tục tăng mạnh trong thời gian qua. Công ty cũng chính thức hợp tác chiến lược với một công ty tài chính quốc tế và một ngân hàng để có được tài trợ khoản vay vốn lưu động với quy mô 40 triệu USD. Toàn bộ số tiền huy động được công ty sử dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng thị trường.
  • Công ty TNHH Mía đường Nghệ An cho biết giá đường tăng là tín hiệu tích cực, giúp các nhà máy có lãi và mạnh dạn đầu tư trở lại. Nhà máy có công suất 800.000 tấn/năm nhưng đến nay cũng chỉ sản xuất chưa tới 700.000 tấn/năm. Do đó, công ty đang phục hồi lại vùng trồng mía nguyên liệu bằng cách hợp tác với nông dân để đạt sản lượng 800.000 tấn. Mỗi năm công ty đầu tư cho nông dân hơn 5 tỉ đồng để cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, phân bón, hỗ trợ nông dân đưa cơ khí hóa vào cánh đồng mía giúp giảm chi phí sản xuất, đồng thời tăng năng suất sản xuất lên gấp nhiều lần.

  • Công ty Đường Quảng Ngãi (HN:QNS) cũng đã đầu tư vùng nguyên liệu cũng như tăng công suất nhà máy, kể cả tiếp tục tăng giá mía nguyên liệu để nông dân mở rộng diện tích trồng mía, từ đó giúp nhà máy có đủ nguồn nguyên liệu sản xuất.

Chiều ngược lại, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng những năm trước do đường nhập lậu tràn vào với số lượng quá lớn, sau đó thêm nguồn đường từ gian lận thương mại đã bóp nghẹt ngành mía đường trong nước, từ hơn 40 nhà máy chỉ còn 24 nhà máy hoạt động, trong đó không ít nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng. Thời điểm COVID-19 nhờ việc kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn dẫn đến đường lậu giảm đáng kể. Tuy nhiên, sau khi hết dịch, đường lậu tiếp tục tràn về gây khó khăn cho ngành đường trong nước. Trong năm 2022, đường nhập lậu lên đến khoảng 700.000 tấn, tương đương với lượng đường sản xuất trong nước. Chưa kể lượng đường nhập về theo dạng gian lận lẩn tránh phòng vệ thương mại thêm khoảng 700.000 tấn đã khiến ngành mía đường trong nước lâm vào tình thế cực kỳ khó khăn. Một phần do giá đường thế giới đang tăng cao nên đường lậu không còn nhập về ồ ạt như trước đã phần nào giúp giảm bớt gánh nặng cho các nhà máy đường trong nước. Song đây cũng chỉ là giai đoạn tạm thời, nếu giá đường thế giới giảm trở lại thì đường lậu sẽ tiếp tục tràn vào với giá rẻ và đẩy các nhà máy đường vào tình trạng thua lỗ như trước đây.

  1. Tỷ giá USD ngày 11/5: Tỷ giá trung tâm tăng 2 đồng

Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND (HM:VND)) và đô la Mỹ (USD) sáng 11/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.632 VND/USD, tăng 2 đồng so với hôm qua. Với biên độ +/- 5% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 24.812 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.452 VND/USD.

Sáng nay, giá đồng bạc xanh tại Vietcombank (HM:VCB) được niêm yết ở mức 23.270 – 23.640 VND/USD (mua vào – bán ra), tăng 10 đồng ở chiều mua vào và bán ra so với hôm qua. Giá đồng NDT được niêm yết ở mức 3.316 – 3.458 VND/NDT (mua vào – bán ra), giảm 4 đồng ở chiều mua vào và bán ra so với hôm qua.

Tại BIDV (HM:BID), giá đồng USD được niêm yết ở mức 23.315- 23.615 VND/USD (mua vào – bán ra), không đổi so với hôm qua.

Giá đồng NDT tại ngân hàng này được niêm yết ở mức 3.329 – 3.441 VND/NDT (mua vào – bán ra), giảm 6 đồng ở chiều mua vào và không đổi ở chiều bán ra so với hôm

Theo investing

0865 205 590