Thị trường toàn cầu xáo trộn sau tín hiệu từ Fed: Chứng khoán Nhật Bản lao dốc, Yên Nhật bứt phá

Thị trường toàn cầu xáo trộn sau tín hiệu từ Fed: Chứng khoán Nhật Bản lao dốc, Yên Nhật bứt phá

Thị trường tài chính toàn cầu đầy biến động trong ngày 01/08, với diễn biến trái chiều giữa các khu vực. Tâm điểm chú ý đổ dồn vào sự sụt giảm của chứng khoán Nhật Bản, trong khi các thị trường khác lại đón nhận tin vui từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Tại Tokyo, chỉ số Topix của Nhật Bản có lúc lao dốc gần 4% – mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2020, trước khi thu hẹp đà giảm. Nguyên nhân chính đến từ việc đồng Yên tăng giá mạnh, chạm mốc 148.51 so với đồng USD – mức cao nhất kể từ tháng 3. Đồng tiền này đã tăng giá ấn tượng gần 8% chỉ trong vòng một tháng qua.

Diễn biến này diễn ra sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định tăng lãi suất. Thống đốc BoJ Kazuo Ueda khẳng định rằng ngân hàng sẵn sàng cho các đợt tăng tiếp theo nếu dự báo về lạm phát được hiện thực hóa.

Frank Benzimra, Chiến lược gia kỳ cựu tại Societe Generale, nhận định: “Biến động của đồng Yên đã tăng mạnh kể từ khi kỳ vọng về chính sách của Fed thay đổi sau số liệu CPI của Mỹ vào ngày 10/07. Quyết định tăng lãi suất của BoJ hôm qua càng khuếch đại thêm biến động này”.

Trong khi đó, bức tranh tại các thị trường khác lại khá tươi sáng. Hợp đồng tương lai cổ phiếu châu Âu và Mỹ đồng loạt tăng điểm sau khi Fed phát tín hiệu sắp cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Cụ thể, hợp đồng tương lai chỉ số Euro Stoxx 50 tăng 0.3%, trong khi hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ bứt phá với mức tăng 0.6%, tiếp nối đà hưng phấn từ Phố Wall trong đêm qua.

Giới đầu tư giờ đây đang hướng sự chú ý về phía London, nơi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ đưa ra quyết định quan trọng về lãi suất – cuộc họp thứ 3 của các ngân hàng trung ương lớn trong vòng hai ngày qua. Theo dự báo từ Bloomberg, BoE nhiều khả năng sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản, đánh dấu bước ngoặt đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Trên thị trường tiền tệ, đồng USD chứng kiến ngày giảm giá mạnh nhất kể từ tháng 5, theo chỉ số sức mạnh đồng bạc xanh của Bloomberg. Điều này tạo đà cho sự phục hồi của các thị trường mới nổi và tiền tệ châu Á. Đồng Ringgit Malaysia vươn lên mức cao nhất trong gần một năm so với đồng USD, còn đồng Baht Thái Lan giao dịch ở đỉnh 4 tháng.

Tomo Kinoshita, Chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Invesco Asset Management Japan, chia sẻ góc nhìn lạc quan: “Hầu hết các đồng tiền châu Á có khả năng tăng giá so với đồng USD trong ngắn hạn. Với biến động do triển vọng lãi suất cao kéo dài ở Mỹ từ đầu năm nay, các thị trường châu Á đã chịu áp lực giảm giá tiền tệ, điều này ngăn cản nhiều ngân hàng trung ương châu Á bắt đầu động thái cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, tình hình có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới”.

Trên thị trường trái phiếu, một màn đảo chiều đã diễn ra trong phiên giao dịch châu Á. Trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm giá, một phần đảo ngược đà tăng mạnh mẽ trong phiên trước đó, khi lợi suất đã giảm khoảng 10 điểm cơ bản do kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất. Theo xu hướng này, lợi suất trái phiếu Australia và New Zealand cũng giảm vào thứ Năm.

Đáng chú ý, đà tăng của trái phiếu Mỹ còn phản ánh những lo ngại về tình hình căng thẳng ở Trung Đông, khi có báo cáo cho rằng Iran đã ra lệnh trả đũa Israel vì vụ sát hại một lãnh đạo Hamas trên lãnh thổ của mình. Căng thẳng địa chính trị cũng tác động mạnh đến thị trường năng lượng. {{8849|Giá dầdầu Brent đã vượt ngưỡng tâm lý 81 đô la một thùng, sau khi tăng vọt 3.6% trong phiên trước đó. Trong khi đó, vàng – tài sản trú ẩn an toàn truyền thống – duy trì ở mức gần kỷ lục.

Tại châu Âu, bức tranh kinh doanh của các “đại gia” cũng không mấy sáng sủa. Gã khổng lồ ô tô Đức BMW AG ghi nhận lợi nhuận sụt giảm trong quý hai do doanh số bán hàng tại thị trường chủ chốt Trung Quốc giảm mạnh. Đồng thời, tập đoàn thép hàng đầu thế giới ArcelorMittal SA cũng báo cáo lợi nhuận giảm và đưa ra cảnh báo rằng xuất khẩu quá mức từ Trung Quốc đang đẩy thị trường thép vào tình thế bấp bênh, khó bền vững.

0865 205 590