Sau nhịp phục hồi chiều qua, giá mỗi lượng vàng miếng SJC sáng 14/5 giảm thêm 1 triệu đồng, khi giá thế giới đảo chiều.
Sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 86-89 triệu đồng mỗi lượng, hạ 1,5 triệu đồng ở chiều mua vào và 1 triệu đồng chiều bán ra so với chiều qua.
Tại các nhà vàng khác, kim loại quý cũng điều chỉnh. Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI (DOJI), Phú Quý neo ở 88 triệu đồng, còn Bảo Tín Minh Châu quanh 88,5 triệu một lượng.
Như vậy, vàng miếng lùi về dưới 90 triệu đồng một lượng sau đợt biến động mạnh.
So với vàng miếng, giá nhẫn trơn ổn định hơn. Mỗi lượng vàng nhẫn 24K tại SJC giảm nhẹ so với chiều qua, bán ra ở mức 76,3 triệu đồng.
Vàng miếng lùi về dưới 90 triệu đồng
Sau nhịp phục hồi chiều qua, giá mỗi lượng vàng miếng SJC sáng 14/5 giảm thêm 1 triệu đồng, khi giá thế giới đảo chiều.
Sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 86-89 triệu đồng mỗi lượng, hạ 1,5 triệu đồng ở chiều mua vào và 1 triệu đồng chiều bán ra so với chiều qua.
Tại các nhà vàng khác, kim loại quý cũng điều chỉnh. Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI (DOJI), Phú Quý neo ở 88 triệu đồng, còn Bảo Tín Minh Châu quanh 88,5 triệu một lượng.
Như vậy, vàng miếng lùi về dưới 90 triệu đồng một lượng sau đợt biến động mạnh.
So với vàng miếng, giá nhẫn trơn ổn định hơn. Mỗi lượng vàng nhẫn 24K tại SJC giảm nhẹ so với chiều qua, bán ra ở mức 76,3 triệu đồng.
Giá vàng trong nước điều chỉnh cùng chiều với thế giới. Hoạt động bán chốt lời và nhà đầu tư chờ số liệu lạm phát Mỹ khiến thị trường giảm trong phiên đầu tuần.
Chốt phiên giao dịch 13/5, vàng thế giới giao ngay giảm 24 USD xuống 2.335 USD, trước đó giá có thời điểm xuống sát 2.330 USD. Mở cửa phiên 14/5, kim loại quý phục hồi nhẹ lên trên 2.340 USD.
Hôm qua, vàng trong nước biến động mạnh. Mỗi lượng vàng miếng SJC đột ngột giảm hơn 3 triệu đồng lúc mở cửa sau đó biến động tăng giảm liên tục trong ngày, tới đầu giờ chiều neo quanh 90 triệu đồng một lượng.
Theo chuyên gia, kim loại quý trong nước phụ thuộc vào hai yếu tố là cung, cầu. Phía cung phụ thuộc vào việc Ngân hàng Nhà nước tăng cung ra thị trường bao nhiêu. Phía cầu dựa vào tâm lý, kỳ vọng của người dân. Vàng miếng là kênh đầu tư mang nặng yếu tố tâm lý bởi tính khan hiếm về nguồn cung.
Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng. Cơ quan quản lý dự kiến đấu thầu với giá sàn thấp nhất 88 triệu đồng một lượng, đồng thời giảm khối lượng đặt thầu tối thiểu xuống 500 lượng. Về lâu dài, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà nói cơ quan này sẽ đề xuất sửa Nghị định 24.
Nguồn Vnexpress.net