Chuyên gia: Fed từng mắc 2 sai lầm lớn nhất trong lịch sử, Chủ tịch Powell cũng chưa thoát khỏi dư âm

Mối nguy thực sự là Fed nới lỏng quá sớm, giống những gì họ đã làm vào cuối những năm 1960.

Những tin đồn về suy thoái kinh tế đang dần lắng xuống và niềm tin vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tăng lên. Tuần trước, Fed đã giữ nguyên lãi suất chuẩn như dự và phát đi tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm nay.

Chủ tịch Jerome Powell cho rằng vì nền kinh tế vẫn tăng trưởng với tốc độ tích cực và tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%, Fed có thể thận trọng hơn trong nới lỏng chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, Mark Higgins – phó chủ tịch cấp cao của Index Fund Advisors, nói rằng nếu nhìn vào lịch sử, có thể vẫn sẽ có một số gián đoạn kinh tế đáng kể trước khi giai đoạn lạm phát tăng cao này kết thúc. Chính sách tiền tệ là một hành động cân bằng.

Theo Higgins, “Fed đã mắc hai sai lầm lớn trong lịch sử của mình, và hai sai lầm đó vẫn ảnh hưởng đến các động thái của ngân hàng trung ương ngày nay.

Ông nói: “Sai lầm đầu tiên là Fed đã để hệ thống ngân hàng sụp đổ vào đầu những năm 1930, khiến cuộc Đại suy thoái trở nên trầm trọng hơn”. “Thứ hai là trong đợt lạm phát lớn vào những năm 1970, Fed thắt chặt chính sách nhưng lại nới lỏng quá sớm – rủi ro mà Fed phải đối mặt hiện nay”.

Higgins cho biết, trong khi các quy định tài chính và việc tạo ra bảo hiểm tiền gửi có thể ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng diện rộng xảy ra ngày nay, “mối nguy thực sự ở đây là Fed sẽ nới lỏng quá sớm như cách họ đã làm vào cuối những năm 1960”.

Vào đầu những năm 1980, lạm phát cao dai dẳng đến mức Paul Volcker, lúc đó là chủ tịch Fed, thậm chí quyết liệt thắt chặt nguồn cung tiền hơn. Lãi suất chuẩn đạt mức kỷ lục 22,36% vào tháng 7/1981. Hiện tại, lãi suất nằm trong khoảng từ 5,25%-5,5%.

Kết quả là, Volcker có thể kìm hãm lạm phát, nhưng lãi suất cao ngất ngưởng cũng khiến nền kinh tế suy sụp và thị trường nhà đất rơi vào tình trạng bế tắc.

“Trong sâu thẳm, Powell rất sợ phải làm lại Volcker một lần nữa,” Steven Eisman, giám đốc danh mục đầu tư cấp cao của Neuberger Berman, đưa ra nhận xét trên chương trình “Squawk Box” của CNBC.

Higgins nhận định: Nguy cơ để lạm phát kéo dài vẫn cao hơn nhiều so với nguy cơ gây ra suy thoái kinh tế. Việc Fed không thực hiện được điều này vào cuối những năm 1960 là một trong những yếu tố chính khiến lạm phát trở nên cố hữu trong những năm 1970.”

Những nỗ lực chống lạm phát đó và hậu quả lúc sau rõ ràng đã có tác động lâu dài đến ngân hàng trung ương.

Phát biểu nhận xét vào đầu tháng này, ông Powell đã đề cập đến chính sách lãi suất trước đó của Volcker như một lý do khiến các nhà hoạch định chính sách không muốn nới lỏng quá nhanh vào lúc này. Chủ tịch Fed cho biết: “Việc giảm bớt các biện pháp hạn chế chính sách quá sớm hoặc quá nhiều có gây đảo ngược tiến trình lạm phát và cuối cùng lại cần thắt chặt để đưa lạm phát trở lại mức 2%.

Higgins cho biết, lần này, ngân hàng trung ương có thể vẫn cực kỳ thận trọng, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.

Theo CNBC

0865 205 590