Các cuộc họp quan trọng khắp nơi, từ Mỹ tới châu Âu và Trung Quốc đều diễn ra trong tuần này, cộng với những dữ liệu kinh tế quan trọng sẽ tác động đến thị trường chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.
Dữ liệu việc làm của Mỹ, phiên điều trần của người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang (Fed), ngày quan trọng trong lịch bầu cử của Mỹ và bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Joe Biden, tất cả đều diễn ra trong tuần này và là những điều các nhà đầu tư đang rất quan tâm theo dõi.
Trong khi đó, bên kia Đại Tây Dương sẽ diễn ra cuộc họp của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và sự kiện Vương quốc Anh công bố ngân sách. Châu Á cũng không bỏ lỡ cơ hội, với cuộc họp quốc hội thường niên của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế số 2 thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Dưới đây là những sự kiện tài chính toàn cầu đáng chú ý nhất trong tuần mới.
1/ Những dữ liệu trái chiều từ phía Mỹ
Mùa báo cáo kết quả thu nhập của Mỹ đang kết thúc nhưng các nhà đầu tư không có nhiều thời gian nghỉ ngơi khi phiên điều trần trước Quốc hội của Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ diễn ra vào thứ Tư và thứ Năm (7/3) cũng như dữ liệu việc làm tháng 2 của Mỹ, công bố vào thứ Sáu (8/3).
Sự phấn khích về tiềm năng kinh doanh của AI đã giúp đẩy cổ phiếu Mỹ lên mức cao kỷ lục mới, ngay cả khi nền kinh tế mạnh mẽ làm giảm tỷ lệ đặt cược Fed sắp cắt giảm lãi suất.
Các dấu hiệu cho thấy sức mạnh trên thị trường việc làm sẽ còn tiếp diễn, điều có thể sẽ khiến Fed đưa ra các cảnh báo không nên kỳ vọng họ sắp cắt giảm lãi suất, điều có thể khiến các nhà đầu tư khó có thể gạt ra khỏi đầu nỗi lo về việc lãi suất sẽ duy trì cao trong thời gian dài hơn, có thể tác động đến thị trường và nền kinh tế như thế nào?
Trong số những tác động đó là sự gia tăng lợi suất Trái phiếu Kho bạc Mỹ – có khả năng gây rối loạn cho thị trường cổ phiếu nếu tình trạng này tiếp tục. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng 40 điểm cơ bản trong năm nay.
Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự kiến nền kinh tế Mỹ sẽ tạo ra 188.000 việc làm mới, sau khi sụt giảm 353.000 việc làm vào tháng 1.
2/ ‘Siêu thứ Ba” của Mỹ
Bầu cử Mỹ không phải là sự kiện tài chính nhưng lại tác động mạnh đến thị trường tài chính không chỉ ở Mỹ mà trên toàn cầu.
Hiện có thể còn quá sớm để đánh giá và định vị chính xác về kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, nhưng thứ Ba tuần tới (5/3) sẽ là ‘Siêu Thứ Ba’, ngày có thể làm sáng tỏ sự chia rẽ chính trị và những thách thức mà nước Mỹ đang phải đối mặt.
Và vấn đề trần nợ cũng quay trở lại. Quốc hội Mỹ hôm thứ Năm đã thông qua một biện pháp tạm thời ngắn hạn nhằm ngăn chặn việc chính phủ liên bang đóng cửa một phần nhưng chỉ trong một tuần.
Thị trường Kho bạc đã hấp thụ 169 tỷ USD nợ phát hành trong tuần qua một cách tương đối dễ dàng. Nhưng chính trị phân cực về tài chính của chính phủ là lời nhắc nhở rằng nợ quốc gia đã lên tới 34 nghìn tỷ USD và đang tăng lên, vì vậy lợi suất trái phiếu Kho bạc có thể đã tăng hơi quá ‘nóng’.
Tuy nhiên, trong năm bầu cử, việc củng cố tài chính tích cực khó có thể xảy ra. Việc sử dụng các biện pháp chi tiêu tạm thời có nhiều khả năng xảy ra hơn.
‘Siêu Thứ Ba’ là ngày trong chu kỳ bầu cử sơ bộ tổng thống Mỹ, khi có nhiều bang bỏ phiếu nhất, với cả ông Biden và ông Donald Trump được kỳ vọng sẽ giành được các đề cử của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.