Một số ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ nhóm họp trong tuần này giữa lúc có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ đang hạ nhiệt.
Vào tháng rồi, cơ quan này tạm dừng chiến dịch thắt chặt tiền tệ vào tháng trước để giúp các nhà hoạch địch chính sách có thêm thời gian đánh giá sức khỏe nền kinh tế Mỹ và tác động của những căng thẳng gần đây trong lĩnh vực ngân hàng.
“Lạm phát đang chậm lại, nhưng mức giảm chưa đủ nhanh đối với FED” – ông James Knightley, chuyên gia tại Tổ chức tài chính ING Financial Markets LLC (Mỹ), nhận định với trang Bloomberg.
Bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, tại một cuộc họp báo ở TP Frankfurt – Đức hồi tháng rồi Ảnh: REUTERS
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhiều khả năng cũng tăng lãi suất thêm 0,25 điểm % (lên mức 3,75%) khi nhóm họp vào ngày 27-7.
Trước đó, ECB đã tăng lãi suất 8 lần liên tiếp kể từ tháng 7-2022. Giới phân tích hiện tranh luận xem liệu cần có thêm bao nhiêu lần tăng lãi suất và duy trì lãi suất cao trong bao lâu để đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%.
Theo Reuters, lạm phát của khu vực đồng euro đã giảm xuống còn 5,5% vào tháng 6-2023, so với mức 10,6% hồi tháng 10-2022. Tuy nhiên, ECB dự báo lạm phát vẫn sẽ trên mức 2% vào cuối năm 2025.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) nhiều khả năng không thay đổi chính sách lãi suất tại cuộc họp diễn ra trong 2 ngày 27 và 28-7.
Trước thềm cuộc họp này, dữ liệu được công bố hôm 21-7 cho thấy lạm phát lõi của Nhật Bản trong tháng 6 tăng lên 3,3%, tức vẫn cao hơn mục tiêu 2% của BoJ. Tuy nhiên, BoJ nhận định giá cả tăng thời gian qua là do được thúc đẩy bởi các yếu tố tạm thời nên vẫn duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, như lãi suất âm.
Theo Người Lao Động